Bí ẩn con tàu Faust mất tích năm 1968 - Phần 4: Những lời phỏng đoán giàu sức tưởng tượng

ĐỨC KHƯƠNG |

Năm 1968, một chiếc thuyền đánh cá Tây Ban Nha mang tên Faust rời cảng Tazacorte và dong buồm ra khơi, điểm đến của nó là El Hierro, cách 80km về phía nam. Con thuyền đánh cá này đã bị nguyền rủa bởi 'ma quỷ' đúng như tên gọi của nó, và cho đến ngày nay, đây vẫn là một trong những vụ án khó giải quyết nhất trong lịch sử Tây Ban Nha.

Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 1 : Bối cảnh vụ mất tích.

Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 2 : Biến mất lần 2 dù đã có tàu nhìn thấy và cung cấp lương thực để tàu Faust tự tìm đường về.

Bí ẩn con tàu Faust năm 1968 - Phần 3 : người thủy thủ nằm lại dưới boong và cuốn hải trình không nguyên vẹn.

Là con tàu duy nhất trên thế giới biến mất ba lần liên tiếp, câu chuyện về Faust có thể được mô tả là kỳ lạ đến đáng sợ. Vô số chuyên gia và học giả đã đi sâu nghiên cứu trường hợp này nhưng không ai có thể đưa ra các giả thuyết thuyết phục. Là một người bình thường, sau khi đọc toàn bộ quá trình vụ án, thì chắc hẳn trong đầu mỗi người cũng sẽ có một vài câu hỏi như sau:

Tại sao một thủy thủ dày dặn kinh nghiệm lại đi chệch hướng trong chuyến đi đầu tiên của mình ở vùng biển lặng? Khi họ được cứu lần đầu tiên, tại sao cả bốn người lại từ chối lời mời hộ tống từ tàu của Anh? Sau khi lấy đủ đồ, tại sao con tàu và những thủy thủ đoàn lại biến mất lần thứ hai? Cái xác được tìm thấy trên con tàu là của ai? 

Ba người còn lại đã đi đâu, họ còn sống hay chết? 28 trang còn thiếu trong cuốn nhật ký chứa đựng điều gì? Cái gọi là "định mệnh do Chúa an bài" trong những lời cuối cùng của Julio có nghĩa là gì? Tại sao con tàu lênh đênh trên biển hơn hai tháng này lại bất ngờ bị chìm khi đang được lai dắt về cảng, khiến bí mật về Faust không bao giờ được giải đáp? Những lời khai của hai con tàu viễn dương đã liên lạc với Faust có đúng sự thật và đáng tin cậy không?

Bí ẩn con tàu Faust mất tích năm 1968 - Phần 4: Những lời phỏng đoán giàu sức tưởng tượng - Ảnh 1.

Trước khi cố gắng trả lời những câu hỏi này, chúng ta nên xem xét các giải thích hiện có và các khả năng liên quan:

1. Di cư bất hợp pháp

Tây Ban Nha vẫn nằm trong chế độ độc tài Franco vào năm 1968. Franco giành chiến thắng trong Nội chiến Tây Ban Nha và nắm chính quyền vào năm 1939. Do có tư tưởng thân cận với Đế chế Trục, Tây Ban Nha đã cung cấp rất nhiều hỗ trợ tư nhân cho Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai, và cũng chính bởi vì những hành vi này mà sau đó Tây Ban Nha bị các nước Châu Âu cô lập. 

Chính vì vậy, sự phát triển của Tây Ban Nha trong những năm 1940 và 1950 bị tụt hậu, nền kinh tế suy giảm, người dân sống vô cùng cực khổ. Cùng với sự cai trị bằng “quả đấm sắt” của Franco trong nước và sự đàn áp mạnh mẽ của mọi phe đối lập, nhiều người Tây Ban Nha cảm thấy tuyệt vọng và đã phải xa quê hương, di cư ra nước ngoài.

Đặc biệt là đối với những hòn đảo như quần đảo Canary, tình hình kinh tế càng tồi tệ hơn. Vào thời điểm đó, Nam Mỹ đang trong thời kỳ phát triển tương đối nhanh vì chưa bị ảnh hưởng quá nhiều từ Chiến tranh thế giới thứ 2. 

Với cùng một ngôn ngữ, nơi đây trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhập cư Tây Ban Nha. Julio, một thành viên của con tàu, có một người anh trai đã chuyển đến Venezuela - là biến số duy nhất trong chuyến đi này, liệu anh ta có phải là thủ phạm xúi giục thủy thủ đoàn cố gắng vượt Đại Tây Dương?

Câu trả lời chắc chắn là không. Trước hết, nền kinh tế Tây Ban Nha đang trên đà phát triển ngay từ những năm 1960. Đây là một nền kinh tế mới nổi trên thế giới thời điểm đó và chỉ đứng sau Nhật Bản về tốc độ. Du lịch ở quần đảo Canary đã rất thịnh vượng vào thời điểm đó. Nền kinh tế gia đình của bốn thành viên trên tàu, nhìn chung không không quá tệ, ít nhất không có lý do gì khiến họ trốn khỏi quê hương theo cách cực đoan này. 

Thứ hai, ngay cả khi họ có lý do để rời đi, việc vượt Đại Tây Dương rộng lớn với vài chục kg trái cây và một vài lít nước ngọt là điều hoàn toàn ngu ngốc vì họ sẽ chết vì đói khát trước khi tới đích. Ngay cả sau khi họ được cứu lần đầu tiên, con tàu của Anh đã cung cấp đầy đủ vật tư cho họ, thì việc hỗ trợ thuyền của họ đến được Nam Mỹ là điều hoàn toàn không thể.

Tuy nhiên, vẫn có những người ủng hộ mạnh mẽ việc di cư bất hợp pháp - không phải ai khác mà chính là gia đình nạn nhân, họ thà tin rằng người thân của họ gặp tàu khác và được cứu trong quá trình di cư này và đã đến Nam Mỹ, sống ẩn danh hơn là việc nghĩ rằng những thủy thủ đoàn này đã bỏ mạng ngoài khơi.

2. Cướp biển

Phỏng đoán này rất táo bạo. Đó là khi tàu của Anh chạm trán với tàu Faust lần đầu tiên, bốn người trên tàu không phải là thuyền viên ban đầu, mà là những tên cướp biển cải trang thành họ. Các thành viên thủy thủ đoàn thực sự đã bị chúng bắt hoặc bị giết.

Phỏng đoán này có thể giải thích lý do tại sao thủy thủ đoàn đã miễn cưỡng từ chối lời đề nghị của con tàu lớn sau khi được cứu lần đầu tiên, thay vào đó nhất quyết yêu cầu tiếp tế để tự mình trở về. 

Không lâu sau khi ra khơi lần đầu tiên, Faust đã chạm trán với một con tàu cướp biển, chúng dễ dàng cướp tàu đánh cá chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng khi bọn cướp biển nhận thấy không có hàng hóa hay kho báu nào trên tàu, thủy thủ đoàn bị kéo ra biển để bị hành quyết và đưa con tàu ra khơi để tạo bằng chứng giả về 1 vụ đắm tàu.

Khi con tàu của Anh xuất hiện, để che đậy tội ác của mình, bọn cướp biển đã chọn đóng giả thủy thủ đoàn để được giúp đỡ, và tiếp tục thực hiện kế hoạch tội ác của mình sau khi nhận được sự giúp đỡ. Sau cùng, con tàu của Anh chỉ liên lạc với nhà chức trách Tây Ban Nha bằng radio, không ai có thể xác định liệu người được giải cứu có phải là thuyền viên thực sự hay không. 

Và điều này cũng giải thích cho bí ẩn về cuốn nhật ký của Julio. Khi Julio bị bọn hải tặc giam giữ, anh biết rằng mình đã không còn nhiều thời gian nên đã viết vào ghi chú. Những tên cướp biển đã lưu giữ bức thư tuyệt mệnh của anh, nhưng lại xé nát các phần nội dung khác.

Phỏng đoán này cũng có nhiều điểm mâu thuẫn, trước hết, không có hải tặc ở vùng biển Tây Phi vào thời điểm đó, vì không có tàu buôn nào đáng để cướp bóc, phần đất liền về cơ bản là sa mạc và đất đai cằn cỗi. Các đảo thuộc Tây Ban Nha ngoại trừ đánh bắt cá, về cơ bản không có tài sản nào khác từ những thùng nông sản nhỏ. Và nếu xét theo kích thước của con tàu, thì ít có khả năng bọn cướp biển nhắm vào một chiếc tàu đánh cá nhỏ như vậy để làm mục tiêu cướp.

Theo ghi chép của Luciano Ascione, người đã phát hiện ra tàu Faust lần thứ hai, không có thiệt hại rõ ràng hoặc dấu vết giao tranh trên tàu Faust - điều này đã gián tiếp phủ nhận hành vi cướp bóc của hải tặc. Và nếu bọn cướp biển cướp tàu và bị con tàu của Anh phát hiện, vậy còn con tàu cướp biển ban đầu của chúng thì sao?

Điều đáng nói là thuyền trưởng và phi hành đoàn của con tàu của Anh đã bị quân đội Tây Ban Nha ở Rotterdam, và quân đội Hà Lan thẩm vấn sau vụ tàu Faust lần thứ hai mất tích, và họ cũng đưa ra các bức ảnh của các nạn nhân để điều tra xem họ có nói dối về việc giải cứu Faust hay không. Sự thật đã chứng minh rằng lời khai của thuyền trưởng và thủy thủ đoàn là hoàn toàn đáng tin cậy, và các hoạt động cứu hộ của họ trên tàu Faust cũng đáng được ghi nhận.

Bí ẩn con tàu Faust mất tích năm 1968 - Phần 4: Những lời phỏng đoán giàu sức tưởng tượng - Ảnh 3.

3. Vận chuyển bất hợp pháp

Lập luận này xuất phát từ thực tế là thu nhập của người đi biển thời đó rất ít ỏi. Nhưng cuộc sống của các thủy thủ tàu Faust tại thời điểm đó cũng không dư dả. Vì vậy, một số người nghi ngờ khi vận chuyển hàng hóa, đánh bắt thủy sản thì họ cũng vận chuyển một số tang vật bất hợp pháp như súng, ma túy hoặc các loại hàng cấm khác. 

Khi hành vi phạm tội của họ bị Julio phát hiện, họ đã lái con thuyền ra biển xa đảo đẻ thủ tiêu anh ta, nhưng kết quả là họ mất phương hướng trở về, và cuối cùng chết khát trên biển.

Để chứng minh cho lời nói này, thủy thủ đoàn của tàu Anna Di Maio phát hiện ra tàu Faust lần thứ hai, sĩ quan Luciano Ascione đã phát hiện ra hàng hóa, tư trang trên tàu khi lên tàu lần đầu tiên, đồng thời họ phát hiện ra sự thật được ghi lại trong ghi chép của Julio. 

Để biển thủ hàng hóa, họ đã cố tình đánh chìm tàu ​​Faust, khai man rằng nó đã vô tình bị chìm trong quá trình kéo, và xóa bỏ nội dung của cuốn nhật ký về việc buôn lậu. Ngoại trừ Julio, thi thể của những người khác cũng đã bị ném xuống biển.

So với việc chạm trán với hải tặc, phỏng đoán này còn bất khả thi hơn. Chưa kể những người thủy thủ này đang buôn lậu ma túy và súng ống thì họ sẽ bán cho ai, vì hòn đảo nơi họ sinh sống là một hòn đảo khá nghèo nàn, nếu chuyến đi ngày hôm đó của họ thực sự là vì một số hoạt động bất hợp pháp, tại sao họ lại để người lạ mặt như Julio lên tàu? 

Điều này không làm tăng đáng kể khả năng họ bị bại lộ hay sao? Và bao nhiêu món đồ buôn lậu có giá trị được cất giấu trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ có thể khiến tất cả thủy thủ đoàn trên một con tàu buôn lớn như Anna Di Maio phải liều lĩnh và bịa đặt ra những câu chuyện như vậy?

Bí ẩn con tàu Faust mất tích năm 1968 - Phần 4: Những lời phỏng đoán giàu sức tưởng tượng - Ảnh 4.

4. Đức Quốc xã

Những năm 1960 là thời kỳ cao điểm của chiến dịch trả thù của Mossad - Israel chống lại tàn dư của Đức Quốc xã, và những người Đức Quốc xã còn lại ở Châu Âu đã tìm cách ẩn náu ở Nam Mỹ thông qua Tây Ban Nha. 

Người ta nói rằng một sĩ quan Đức quốc xã trên đảo Hierro đã được phát hiện bởi thợ săn Đức quốc xã nổi tiếng Simon Wiesenthal. Để tránh bị săn lùng, anh ta lặng lẽ trốn trong chiếc tàu Faust khi đang được cập cảng và dùng súng đe dọa thủy thủ đoàn để tiến về Đại Tây Dương.

Về phỏng đoán này thì có lẽ người dân trên đảo thực sự giàu trí tưởng tượng, cốt truyện này nếu là thực thì có lẽ sẽ được dựng thành một bộ phim bom tấn về tội phạm, suy cho cùng, chỉ có trong phim mới có thể xảy ra khả năng đó, bởi người bình thường không thể dựa vào một chiếc thuyền đánh cá nhỏ và lượng nước, lương thực ít ỏi để vượt qua hàng nghìn km đại dương.

5. Chiến tranh Lạnh

Mossad và Đức quốc xã thôi là chưa đủ, một thuyết âm mưu khác còn cho rằng lúc đó tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô đang đánh nhau trên vùng biển Đại Tây Dương, để tránh thảm họa, tàu Faust buộc phải đi chệch hướng và cuối cùng họ vẫn bị giết. Và câu hỏi được đặt ra là tại sao những thủy thủ dũng cảm này không làm rõ tình hình sau khi họ được cứu lần đầu tiên, và không muốn về nhà trên con tàu của Anh?

6. Ngộ độc

Có phỏng đoán cho rằng họ đã bị ngộ độc bởi khí gas bị rò rỉ, chất độc thực phẩm hoặc những thứ khác đã làm xáo trộn tâm trí của những thành viên thủy thủ đoàn này, khiến họ không thể tìm đường về nhà. Nhưng trên thực tế, loại độc tố có thể thao túng được tâm trí khiến cho con người không tìm được đường về nhưng vẫn tỉnh táo trước mặt người khác vẫn chưa được tìm thấy trên Trái Đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại