Bí ẩn cấu trúc lục giác khổng lồ thay đổi màu sắc trên sao Thổ

Phan Thanh |

Chỉ trong bốn năm, hình lục giác của sao Thổ đã thay đổi màu sắc từ xanh sang vàng. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến mùa hè năm sau, hình lục giác khổng lồ này sẽ tiếp tục đổi màu một lần nữa.

Được phát hiện gần 30 năm trước, hình lục giác của sao Thổ là một cấu trúc sáu mặt. Mỗi cạnh dài khoảng 32.000 km và đi sâu xuống khoảng 100 km trong bầu khí quyển dày đặc của hành tinh này.

Theo quan sát từ tàu vũ trụ Voyager và Cassini của NASA, mỗi góc của hình lục giác dường như đều xoáy tròn với tốc độ gần bằng với vận tốc sao Thổ quay quanh trục của nó. Dọc theo cạnh của hình lục giác này là những dòng khí lưu chuyển cực mạnh với tốc độ lên đến 321 km/h.

Dựa vào kích thước và chuyển động của nó, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng đó là một mô hình mây bão khổng lồ tồn tại vĩnh viễn được tạo ra từ năng lượng của một mắt bão nằm ở trung tâm cực bắc của hành tinh.

Các nhà khoa học cho rằng cơn bão kì lạ này đã tồn tại qua nhiều thập kỷ, hoặc thậm chí là nhiều thế kỷ trước.

Bí ẩn cấu trúc lục giác khổng lồ thay đổi màu sắc trên sao Thổ - Ảnh 1.

Siêu bão có hình dạng lục giác trên sao Thổ. Nguồn ảnh: NASA.

Tuy biết được bản chất của hình lục giác này là gì nhưng các nhà khoa học vẫn khó có thể giải thích được nguồn gốc hình thành của nó. 

Muốn giữ cho một cơn bão tồn tại thì môi trường xung quanh cần phải cung cấp liên tục cho nó một nguồn năng lượng rất lớn. Hơn nữa, cơn bão siêu cấp này lại luôn đứng yên một chỗ và giữ nguyên kích thước trong suốt vài chục năm qua. Điều này thật sự khiến cho các nhà khoa học bối rối.

Hình lục giác này đang ngày càng bí ẩn hơn nữa khi tàu vũ trụ Cassini chụp được hai bức ảnh cho thấy nó đã có hai màu sắc hoàn toàn khác nhau trong giai đoạn từ giữa tháng 11/2012 và tháng 9/2016.

Giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất hiện nay là trên sao Thổ cũng có sự thay đổi theo mùa. Một năm trên sao Thổ tương đương với 29 năm trên Trái đất, vì thế sự thay đổi mùa trên sao Thổ sẽ diễn ra 7 năm một lần. 

Ánh sáng mặt trời tăng lên trong ba năm qua có thể là lời giải thích về sự chuyển vàng của những đám mây.

Cơn bão này khác với bão ở Trái đất do nó bị kẹt ở vùng cực và không di chuyển ra xung quanh, còn các đám mây lại nằm bên trên tâm bão, cao hơn 2-5 lần so với mây của các cơn bão ở Trái đất...

Cơn bão trên mặt đất và cực Bắc của sao Thổ có một con mắt trung tâm và những đám mây xung quanh bay thấp. 

Những đám mây trên sao Thổ tạo thành một bức tường cao, xoáy theo hình xoắn ốc quay xung quanh mắt bão, ngược chiều kim đồng hồ. Một điểm đặc biệt nữa là chúng quay nhanh, đôi khi nhanh gấp 4 lần so với Trái đất.

Hình lục giác trên được cho là do một dòng hơi trong khí quyển tạo ra một con sóng bọc 6 vòng xung quanh hành tinh trên tại vĩ độ đặc biệt này. Nhưng không rõ vì sao dòng hơi này lại tạo ra một con sóng như vậy và tại sao nó lại ổn định trong hàng thập kỷ.

Nguồn: (georgianewsday)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại