Nhà văn Lewis Carol đã lấy cảm hứng từ loài chim này để xây dựng hình tượng nhân vật Charles Lutwidge Dodgson trong câu chuyện nổi tiếng "Alice ở xứ sở thần tiên".
Dodo (Raphus cucullatus) là loài chim bản địa ở Mauritius, một hòn đảo tại Ấn Độ Dương nằm phía đông Madagascar. Lần đầu tiên, người châu Âu chú ý đến loài chim này là vào khoảng những năm 1598.
Vài thập kỷ sau đó, do nhu cầu tiêu thụ thịt của những thủy thủ chịu đói lâu ngày, cộng thêm việc các loại chó, mèo, chuột và lợn, … ăn mất trứng của chúng, cho nên số lượng chim dodo đã sụt giảm đáng kể, và cuối cùng tuyệt chủng vào năm 1662. Tiêu bản dodo tại Oxford là những gì duy nhất còn sót lại trên thế giới để có thể trích xuất DNA từ da và các mô mềm.
Trong một công bố đăng trên Science vào năm 2002, các nhà khoa học tại Oxford và Đại học Warwick đã phân tích DNA của con chim và phát hiện ra nguồn gốc thực sự của nó:
Là một loài bồ câu chạy bộ khổng lồ (không biết bay), có họ gần với Nicobar (một loài bồ câu khác). Ngoài ra, họ còn tiến hành chụp CT để tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng của nó khi còn sống.
Sau khi đưa tiêu bản dodo vào scan bằng máy chụp CT siêu vi, hình ảnh thu được cho thấy có những vệt đốm kỳ lạ trên cổ và sau gáy của con chim. Những nghiên cứu sau đó tiết lộ: các vết đốm thực chất là do đầu đạn chì gây ra, nghĩa là con chim đã bị bắn từ phía sau dẫn đến tử vong.
Các đốm trắng trên hộp sọ cho thấy các phát đạn chí tử.
Phát hiện trên quả là một bất ngờ, ông Paul Smith – giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Oxford – nhận định.
Trong nhiều năm liền, các nhà quản lý vẫn nghĩ tiêu bản dodo lưu giữ tại Oxford chính là con chim được đưa tới London vào năm 1638 để phục vụ trình diễn – người dân phải trả tiền để ngắm hay cho nó ăn.
Người ta tưởng rằng sau khi con chim chết, thân xác của nó được John Tradescant lưu giữ và sau này được gia đình ông giao lại cho bảo tàng Đại học Oxford.
Tuy nhiên, con chim được sử dụng để trình diễn trước kia chưa bao giờ bị bắn, từ đó làm dấy lên những câu hỏi về danh tính của hai con chim dodo. Nhưng câu hỏi lớn và quan trọng hơn cả là: Ai đã giết chết con chim?
Mặc dù viên đạn chì đã không xuyên qua hộp sọ nhưng vẫn đủ để giết chết con chim. Như vậy, chắc chắn rằng có ai đó đã rình và bắn chết con chim từ phía sau – các nhà nghiên cứu kết luận. Hiện tại, nhóm đang bắt đầu lên kế hoạch truy tìm nguồn gốc của phát đạn.
Nguồn: Livescience