Edo là tên cũ của thủ đô Tokyo của Nhật ngày nay, là trung tâm quyền lực của Thiên hoàng và là nơi tập trung mật độ dân số nhiều nhất của Nhật lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó Edo chính là một trong những thành phố lớn nhất thế giới.
Edo hay Tokyo ngày nay.
Thế nhưng đây cũng là thành phố thường xuyên hứng chịu các cơn hỏa hoạn nhất với hơn 100 vụ cháy được ghi nhận. Nguyên nhân khiến cho những vụ cháy thường rất mãnh liệt và sức tàn phá nhanh khủng khiếp là do thói quen sinh hoạt và lối sống ở đây.
Nhà cửa ở đây được xây bằng gỗ, với mật độ dân số cao khiến cho tốc độ lửa lan đi rất nhanh. Mặt khác, khí hậu lạnh giá vào màu đông khiến cho thói quen sử dụng than và củi để sưởi ấm trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn.
Trong số những vụ cháy lớn đó có một câu chuyện kỳ lạ và nổi tiếng vì vụ cháy thiêu rụi tới 3/4 kinh thành mà nguyên nhân của nó bắt nguồn từ một bộ Kimono bí ẩn!
Vụ cháy lớn Meireki (Mùng 2/3/1657)
Edo có gần 100 vụ cháy lớn.
Vụ cháy lớn Meireki còn nổi tiếng với tên vụ cháy Furisode (tên của một bộ Kimono dành cho các cô gái độc thân trong các ngày lễ).
Trận cháy kéo dài trong 3 ngày, ước tính có tới 100 ngàn người đã bỏ mạng vì nó, 60 - 70 % kinh thành bị thiêu rụi, san bằng 300 đền đài, 500 cung điện, 9.000 cửa hàng, 61 cây cầu.
Trận cháy này thiệt hại lớn tới mức có thể so sánh với Đại thảm họa động đất Kantō 1923 và vụ ném bom nguyên tử của Mỹ năm 1945 lên 2 thành phố lớn của Nhật trong thế chiến 2.
Những cái chết trùng hợp bí ẩn
Vụ cháy Meireki khiến 3/4 thành phố bị phá hủy.
Trận cháy này gắn liền với bộ Kimono được cho là bị nguyền, trước đó đã khiến cho 3 thiếu nữ qua đời.
Chủ nhân đầu tiên và cũng chính là người may nó là Okiku sống ở Ueno, cô mặc nó lần đầu trong lễ thưởng hoa ở một ngôi chùa, không may cô lại đem lòng yêu một tiểu tăng ở đó.
Bộ Kimono!
Mối tình không nên bắt đầu này khiến cô nhớ nhung mà sinh tâm bệnh, rồi qua đời vào ngày 16 tháng 1 năm Minh Lịch đầu tiên. Mẹ cô sau đó bán nó lại cho một cửa hiệu Kimono ở Hongo.
Chủ nhân tiếp theo của nó là Ohana, điều kỳ lạ đến rùng mình chính là cô cũng bị bệnh và qua đời 1 năm sau đó đúng cái ngày mà chủ nhân cũ đã mất, tức cũng vào ngày 16 tháng 1, là năm Minh Lịch thứ 2.
Đám cháy nhanh chóng lan rộng.
Sự việc trùng hợp này không ai để ý thấy cho đến khi chủ nhân thứ 3 của nó là Otatsu, con gái chủ tiệm cầm đồ ở Azabu cũng qua đời vì đổ bệnh và cũng trùng ngày chết của 2 cố chủ trước (ngày 16 tháng 1 năm Minh Lịch thứ 3).
Người ta xem nó như là điềm xấu cho chủ nhân mặc nó và sau đó một thầy tu quyết định đem đốt bộ Kimono bị nguyền rủa này.
Chủ nhân mặc nó đều chết cùng ngày!
Ông không ngờ vì muốn cứu những chủ nhân sẽ mặc nó sau này mà đó lại là quyết định sai lầm khiến cho hàng trăm ngàn người mất mạng.
Bộ Kimono bốc cháy dữ dội bỗng một cơn gió lớn xuất hiện thổi chiếc áo lên cao, do ngôi chùa làm bằng gỗ nên nó nhanh chóng bắt lửa và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mọi người, ngọn lửa bùng lên dữ dội như gào thét, nuốt trọn tất cả trong cơn giận dữ. Và hậu quả đáng sợ của nó thì ai cũng đã biết ở trên!