Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoléon đã bị đầu độc?

Lê Ngọc |

Kỷ niệm 200 năm ngày mất của Napoléon (1769-1821), cuộc đời và cái chết khó hiểu của con người sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có dòng dõi quý tộc với đầy chi tiết gây tranh cãi này, đang được rà soát lại.

Mọi người biết đến Ben Weider (1923-2008), người sáng lập ra Liên đoàn thể hình quốc tế, sinh ra ở Montreal và là người đã phát hiện ra người hùng cơ bắp, minh tinh màn bạc Arnold Schwarzenegger, nhưng có lẽ ít người biết đến di sản của Weider với tư cách là đồng tác giả với biên tập viên David Hapgood của New York Times của cuốn “The Murder of Napoléon” (Vụ giết Napoléon) - cuốn sách bán chạy nhất năm 1982, được dịch sang 15 thứ tiếng, trong đó có tiếng Ba Lan, Litva, Hungary và Nga.

Ấn bản tiếng Do Thái, xuất bản năm 1988 với số lượng 5.000 cuốn, nhanh chóng bán hết sạch và chưa được tái bản. Jack Joseph Nicholson sở hữu bản quyền điện ảnh đối với cuốn sách - mà khi đọc người ta giống như bị mê hoặc bởi bộ phim Bay qua tổ chim cúc cu (One Flew Over the Cuckoo’s Nest) của đạo diễn Miloš Forman được sản xuất năm 1975 dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn quá cố Ken Kesey.

Trong khi cuốn sách bán chạy, giới học thuật thượng lưu vẫn chế giễu lý thuyết "bị đầu độc". Các nhà sử học cho rằng Napoléon Bonaparte qua đời vào ngày 5/5/1821 vì bệnh ung thư dạ dày, viêm gan hoặc bệnh giang mai.

Tuy nhiên, nha sĩ người Thụy Điển và nhà độc chất học nghiệp dư Sten Forshufvud đã đưa ra giả thuyết của mình vào năm 1961 - hai năm trước khi Tổng thống Mỹ John Kennedy bị ám sát và bốn thập kỷ trước ngày 11/9/2001 - thời điểm đó các thuyết âm mưu hoang đường đã trở thành quy chuẩn.

Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoléon đã bị đầu độc? - Ảnh 1.

Hoàng đế Pháp Napoléon đã thống trị gần như toàn bộ Châu Âu hơn một thập kỉ khi dẫn dắt nước Pháp chống lại một loạt liên minh; Nguồn: wikipedia.org

Giả thuyết Weider-Hapgood-Forshufvud dựa trên phân tích của Forshufvud về năm sợi tóc của Napoléon. Các kết quả phân tích của phòng thí nghiệm cho thấy mức chất độc Asen (nguyên tố hóa học có ký hiệu As và số nguyên tử 33) dao động từ mức bình thường đến 38 lần so với mức trung bình.

Điều này đã chứng minh rõ ràng rằng Napoléon đã được sử dụng một lượng nhỏ Asen ở các nồng độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong 5 năm trước khi ông qua đời.

Chính Napoléon đã làm dấy lên nghi ngờ, khi ông viết trong di chúc chỉ ba tuần trước khi qua đời ở tuổi 51, "Tôi chết non, bị sát hại bởi gã đồ tể người Anh và bị ám sát".

Giả thuyết giết người đã đạt được sức hút theo thời gian, được hỗ trợ bởi những tiến bộ của ngành khoa học pháp y. Weider - một người ủng hộ suy nghĩ của Napoléon - vào năm 1995, đã cho ra mắt sau cuốn sách đầu tiên với một nghiên cứu mở rộng về cùng chủ đề “Vụ ám sát ở St. Helena rad soát lại” (“Assassination at St. Helena Revisited”), mà ông và Forshufvud là đồng tác giả.

Trong khi hai cuốn sách có nhiều chi tiết hấp dẫn về những năm cuối cùng bi thảm của Napoléon, câu hỏi trọng tâm vẫn là - liệu vị cựu Hoàng đế có bị sát hại không? Kỷ niệm 200 năm ngày mất của Napoléon (1769-1821) - hay còn gọi là vụ ám sát - vào ngày 5/5, cuộc đời và cái chết khó hiểu của con người sinh ra ở đảo Corsica trong một gia đình Ý có dòng dõi quý tộc với đầy chi tiết gây tranh cãi này đang được rà soát lại.

Ngược lại lịch sử, tháng 10/1815, Napoléon bị đày đến hòn đảo Saint Helena hẻo lánh do Anh quản lý, ở Nam Đại Tây Dương cách bờ biển Tây Phi 1.776 km và qua đời ở đó năm 1821. Napoléon trước đó đã bị trục xuất đến một nơi lưu đày dành cho giới trẻ hơn trên đảo Elba của Ý, nhưng đã trốn thoát khỏi nhà tù, tập hợp lại Đại quân la Grande Armée, và cố gắng chinh phục châu Âu một lần nữa, nhưng cuối cùng, bị liên quân Anh và Phổ đánh bại tại Waterloo vào năm 1812.

Weider lập luận, Napoléon đã mất khả năng chiến trường ở ngoại ô Brussels bởi phụ tá thân tín là Tướng Charles Tristan, hầu tước de Montholon (1783-1853). Trong khi bề ngoài là một sĩ quan trung thành, người đã theo Napoléon lưu vong tại St. Helena, người ta cho rằng thực chất là một điệp viên là người phục vụ, quản lý rượu của Napoléon, đã bỏ một lượng nhỏ thạch tín vào đồ uống yêu thích của ông.

Chất độc khiến Napoléon ốm nặng, hôn mê và không thể suy nghĩ minh mẫn. Qua nhiều năm, từng ít một, chất độc tích tụ và phá hủy dạ dày cùng hệ thống tiêu hóa của Napoléon.

Trong khi loại siro, một thành phần tiêu chuẩn trong Mai Tai và nhiều loại cocktail hiện nay, được làm từ hạnh nhân ngọt, thì trái cây từ hạnh nhân đắng có thể gây độc. Trong khi rượu vang của Napoléon uống được sản xuất ở Domaine de Groot Constantia tức Nam Phi ngày nay, Vader và các cộng sự đã nghi ngờ rằng hầu tước đã làm giả rượu cổ trước khi phục vụ vị cựu Hoàng đế.

Forshufvud và Weider quan sát thấy, Napoléon đã cố gắng làm dịu cơn khát bất thường bằng cách uống một lượng lớn xi-rô orgeat có chứa các hợp chất xyanua trong hạnh nhân được sử dụng để làm hương liệu.

Họ khẳng định rằng chất kali tartrat được sử dụng trong quá trình điều trị của Napoléon đã ngăn dạ dày của ông tống xuất các hợp chất này và cơn khát là một triệu chứng bị nhiễm độc. Giả thuyết của họ là calomel được đưa cho Napoléon đã trở thành một loại thuốc quá liều, khiến ông thiệt mạng và gây tổn thương mô rộng.

Họ có lý do thuyết phục để nghi ngờ nhà quý tộc trong vụ giết người. Trong khi nghĩa vụ quân sự của hầu tước de Montholon tạo vỏ bọc để ông này theo Napoléon trong cuộc lưu đày cuối cùng của Hoàng đế, việc kiểm tra kỹ lưỡng về hồ sơ binh nghiệp của ông này đã cho thấy một số gian dối.

Montholon tuyên bố đã được tặng một thanh gươm danh dự từ Napoléon trong chiến thắng trận Hohenlinden, 33 km về phía đông của Munich vào ngày 3/12/1800. Trên thực tế, vị hầu tước không tham gia chiến dịch, vì vào thời điểm đó, đang đối mặt với việc bị trục xuất khỏi quân đội vì tham nhũng. Montholon đã được tái ngũ nhờ những người bạn và gia đình có ảnh hưởng.

Bí ẩn 200 năm chưa được khám phá: Có phải Napoléon đã bị đầu độc? - Ảnh 3.

Chín năm sau, trong trận Jena, Montholon tuyên bố bị thương. Nhưng sĩ quan chỉ huy của anh ta đã khẳng định trong một bản tuyên thệ sau đó rằng sự việc đó đã không xảy ra. Và sau đó trong cuộc lưu đày đầu tiên của Napoléon vào năm 1814, Montholon đã mất nhiệm vụ vào tay phe Bảo Hoàng chỉ sau bảy ngày, sau khi bị buộc tội bỏ túi tiền để trả cho quân đội ở Clermont-Ferrand.

Mặc dù Montholon là một nhân vật vô đạo đức và trong khi thạch tín trong tóc của Napoléon có vẻ đáng ngờ, cần lưu ý rằng chất độc này đã được sử dụng phổ biến vào thế kỷ 19 cho nhiều mục đích khác nhau.

Với việc Pháp và Anh không thể đồng ý về một quy trình chôn cất Napoléon ở Pháp, ban đầu thi thể ông được an táng ở St. Helena, sau khi khám nghiệm tử thi không có kết quả. Năm 1840, chính phủ Anh cho phép trao trả hài cốt của Napoléon cho Pháp để chôn cất tại Dome des Invalides mới được xây dựng.

Quan tài của ông được mở ra để xác nhận rằng nó vẫn còn chứa vị cựu hoàng. Dù đã chết gần hai thập kỷ nhưng thi hài Napoléon vẫn được bảo quản rất tốt và không hề bị phân hủy.

Ở đây cũng có thể có một lời giải thích khoa học cho tình trạng cơ thể được bảo quản tốt của Napoléon có thể điều này đã hỗ trợ cho giả thuyết bị đầu độc. Asen nổi tiếng trong việc giữ một xác chết trong tình trạng tốt.

Tuy nhiên, Napoléon đã được chôn cất trong 4 chiếc quan tài bịt kín. Một cách giải thích khác là hiện tượng xà phòng hóa (theo đó thịt được biến đổi thành mỡ) được tạo thành do không có oxy.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 1993 với The Jerusalem Report, Weider đã bác bỏ câu chuyện rằng Napoléon phải chịu một sự sỉ nhục cuối cùng ngoài nỗi nhục thua trận tại Waterloo.

Theo một số tài liệu, ngay sau khi ông qua đời, một cuộc khám nghiệm đã được tiến hành và Francesco Antommarchi, bác sĩ tiến hành khám nghiệm, đã cắt bỏ một số bộ phận cơ thể của Napoléon, bao gồm cả dương vật. Weider phủ nhận câu chuyện Napoléon bị mất “vũ khí”, giải thích, khám nghiệm tử thi được thực hiện dưới sự bảo vệ của quân đội. Không ai báo cáo rằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào bị mất tích.

Tuy nhiên, Tiến sĩ John K. Lattimer - một nhà tiết niệu - đã mua phần phụ bị cắt cụt mục đích từ một nhà sưu tập vào năm 1977 với giá 3.000 USD. Nó hiện thuộc sở hữu của con gái ông, người đã được đề nghị bán với gấp hơn 30 lần giá mua ban đầu.

Nguyên nhân cái chết của Napoléon đã không được biết một cách chắc chắn. Và trừ khi so sánh DNA giữa món quà lưu niệm khủng khiếp của Tiến sĩ Lattimer và thi thể ở Les Invalides, câu hỏi sẽ vẫn chưa được trả lời là “di sản” của Napoléon là “vàng ròng” hay “gỗ”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại