Bệnh nhân đau đớn cả chục năm, tá hoả khi bác sĩ tìm thấy đống "dị vật" lạ trong bụng

Ngọc Minh |

Vào viện trong tình trạng tiểu ra máu không kiểm soát, cụ bà 84 tuổi đã được bác sĩ chẩn đoán có sỏi bàng quang kích cỡ lớn.

10 năm mang sỏi trong bàng quang

Bệnh nhân H.T.L (sinh năm 1935, tại Thành phố Cà Mau) được bệnh viện địa phương chuyển tới Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ với triệu chứng đau vùng hạ vị, tiểu ra máu, tiểu không kiểm soát.

Kết quả siêu âm bụng cho thấy bệnh nhân L có sỏi bàng quang to, chụp X-Quang và CTScan thận (P) ứ nước độ I, niệu quản (P) dãn đến bàng quang, rất nhiều sỏi chiếm hết lòng bàng quang. Kích thước viên sỏi to nhất nằm cạnh phải bàng quang khoảng 12cm nằm trong túi thừa bàng quang.

Kết quả siêu âm tim cho thấy bệnh nhân có tổn thương hẹp hở van 2 lá mức độ trung bình, hở van động mạch chủ mức độ nặng, hẹp van động mạch chủ mức độ trung bình, tăng áp phổi.

Gia đình bệnh nhân cho hay, cách đây 10 năm bệnh nhân đã phát hiện có sỏi bàng quang, nhưng do có tình trạng bệnh lý tim mạch và tăng huyết áp nên đã phẫu thuật.

Bệnh nhân đau đớn cả chục năm, tá hoả khi bác sĩ tìm thấy đống dị vật lạ trong bụng - Ảnh 1.

Bệnh nhân L đã phục hồi và dự kiến ra viện trong 2 ngày tới, ảnh BBCC.

Sau khi, tiến hành hội chẩn liên khoa: khoa Ngoại Niệu, Nội Tim mạch, Phẫu thuật tim và Gây mê hồi sức đồng thời giải tích tình trạng bệnh cũng như nguy cơ với bệnh nhân và gia đình, ca phẫu thuật đã diễn ra.

Trong lúc phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy ra rất nhiều sỏi từ 3cm - 8cm (khoảng 15 viên), đặc biệt có một viên sỏi rất to khoảng 12 cm nằm trong một túi thừa bên phải, cạnh bàng quang đè lên niệu quản vùng chậu phải, gây ứ nước thận, mô xung quanh túi thừa rất dính do viêm, bóc tách túi thừa lấy viên sỏi 12cm ra bên trong có ít mủ và cặn trắng.

Sau đó, bệnh nhân được cắt túi thừa và khâu tạo hình lại bàng quang để tránh trường hợp tái phát sỏi.

Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, vết mổ khô, đang được điều trị, theo dõi và chăm sóc tại khoa Ngoại Niệu, dự kiến bệnh nhân sẽ được ra viện trong hai ngày tới.

ThsBs Trương Minh Khoa, khoa Ngoại Niệu cho biết, sỏi bàng quang nhỏ có thể sử dụng phương pháp tán sỏi nội soi, khả năng phục hồi nhanh, chi phí điều trị ít, không để lại sẹo, đặc biệt, bệnh nhân không phải trải qua một ca mổ lớn như với sỏi bàng quang lớn…

Để phòng ngừa sỏi bàng quang, hằng ngày cần uống đủ nước (1,5-2 lít/ngày), tránh thói quen nhịn tiểu làm ứ đọng nước tiểu lâu ngày và vận động cơ thể đều đặn: tập thể dục, đi bộ, bơi…. và tránh ngồi hoặc nằm một chỗ thời gian kéo dài.

Bệnh nhân được chẩn đoán sỏi bàng quang nên đến bệnh viện để được xử lý sớm, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại