Bệnh nhân bị tim bẩm sinh có nên mang thai?

Thảo Vi |

Do sự phát triển của khoa học kĩ thuật trong mổ tim, tỉ lệ người lớn bị tim bẩm sinh tăng cao và có nhiều thắc mắc về việc mang thai ở bệnh nhân...

Hiện nay, tỷ lệ nhập viện hằng năm ở người lớn mắc tim bẩm sinh đang tăng dần do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật áp dụng trong mổ tim. Trước kia tỷ lệ sống sót 15%, giờ đây bệnh phức tạp cũng 90% cứu được.

Một số bệnh nhân được chữa trị từ nhỏ, lớn lên vẫn mang bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân khi nhỏ bệnh nhẹ lớn lên mới nặng phải nhập viện hoặc phát hiện muộn.

Nhiều người có suy nghĩ là do chế độ ăn uống không lành mạnh, chúng ta mới mắc bệnh tim. Nhưng trên thực tế có một phần bệnh tim là do bẩm sinh mà không được phát hiện sớm, dẫn đến những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi trưởng thành.

Ngoài ra, bệnh tim bẩm sinh người lớn còn được hiểu là bệnh tim ở người đã được phẫu thuật từ nhỏ nhưng không triệt để, cần theo dõi điều trị suốt đời.

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn không phải do tái phát bệnh mà là diễn tiến của bệnh. Sau phẫu thuật, bệnh tim bẩm sinh không chữa được 100% sẽ để lại một vài biến chứng.

Khi lớn lên, những người bệnh đã từng tiến hành phẫu thuật cần theo dõi một số vấn đề như: van tim hẹp, ống nối trong tim không lớn lên theo cơ thể phải mổ để thay lại, suy tim, áp lực động mạch phổi tăng, nhịp tim có thể rối loạn.

Mỗi năm, bệnh nhân tim bẩm sinh cần thăm khám 1 lần bởi các bác sĩ chuyên khoa, khi lớn lên sẽ chuyển sang đơn vị dành cho tim người lớn. Mỗi năm có 7000 - 8000 trẻ gia nhập vào nhóm người lớn tim bẩm sinh. Sắp tới, số người lớn tim bẩm sinh vượt số trẻ em.

Với những bệnh nhân tim bẩm sinh trưởng thành, việc điều trị sẽ gặp những khó khăn khi họ chưa có sự chuẩn bị tốt hoặc nghĩ bệnh tim củamình đã được phẫu thuật triệt để; gia đình không biết bệnh lúc trước là gì, đã phẫu thuật đến đâu, diễn tiến bệnh và biến chứng ra sao.

Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp những khó khăn liên quan nhiều đến vấn đề xã hội như: Một người không khỏe mạnh nhưng phải hòa nhập xã hội, tìm được nghề, hoạt động thể chất phù hợp hay tình trạng người lớn không đủ tàichính làm phẫu thuật cũng không có bất kỳ quỹ hỗ trợ nào.

Xã hội cần có cơ chế phù hợp cho họ, bảo hiểm sức khỏe cho bệnh nhân từng được phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn được áp dụng nhiều do những lợi ích mà nó mang lại. Phương pháp này giúp đường mổ nhỏ hơn được giấu đi,hạn chế rối loạn hô hấp, rắc rối khi vận động so với mổ mở xương ức với đường mổ mở lớn, xấu.

Mổ xương ức có kết quả rất tốt, giúp sửa chữa nhiều dị tật nhưng có nguy cơ nhiễm trùng xương ức, rất khó khăn trong hậu phẫu và mất thời gian liền xương ức là 6 - 8 tuần.

Nếu sử dụng biện pháp ít xâm lấn sẽ giảm thờigian nằm viện, hồi phục nhanh hơn và có thể sớm hoạt động bình thường.

Với bệnh nhân là phụ nữ, để có thể mang thai phải điều trị dứt điểm dị tật tim bẩm sinh. Đa số trường hợp nếu sửa chữa được dị tật đều có thể mang thai, kể cả bệnh phức tạp như Fallot 4, thất phải 2 đường ra, chuyển vị đại động mạch, kênh nhĩ thất cũng mang thai được.

Nếu mẹ bị tim bẩm sinh và không có dị tật sau phẫu thuật, tỷ lệ con bị tim bẩm sinh là 4 – 6%.

Trước khi mang thai, các mẹ phải có sự đánh giá của bác sĩ tim mạch với bác sĩ sản khoa về tình trạng sức khỏe như: Mẹ có gắng sức được không, trẻ phát triển được bình thường trong tử cung không, có tăng nguy cơ sảy thai không?

Nếu khả năng chỉ được 50% thì không nên mang thai. Trong trường hợp tình trạng tăng áp phổi nặng, thông liên nhĩ quá lớn thì không nên mang thai, nguy hiểm cho mẹ. Các mẹ nên tính đến triệt sản vĩnh viễn, tránh tình cờ mang thai gây nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân đang điều trị dùng thuốc thì vẫn phải tiếp tục trong quá trình mang thai. Ví dụ thuốc kháng đông nếu phải dùng ở liều cao sẽ khiến tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi, có thể phải thay thuốc kháng đông (tiêm).

Phải khảo sát chức năng của tim, đa hồng cầu, hẹp van tim, ống nối… để có lời khuyên cụ thể cho bệnh nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại