Bệnh gây mù lòa hàng đầu thế giới: Cứ 2 giây có 1 người không nhìn thấy ánh sáng

Khánh Chi |

Theo ước tính của WHO, năm 2010 thế giới có 60,5 triệu người bị Glôcôm, năm 2020 có 79,5 triệu và năm 2030 sẽ có 110 triệu người bị bệnh này. Hiện nay Glôcôm đã trở thành nguyên nhân quan trọng thứ 2 gây mù trên thế giới.

Tại Việt Nam, theo số liệu điều tra của Bệnh viện Mắt trung ương và tổ chức Atlantic 2007, cả nước có 380.800 người mù 2 mắt, trong đó có 24.800 do Glôcôm, chiếm tỉ lệ 6,5%, đứng thứ 2 sau bệnh đục thể thủy tinh (66,1%). Ước tính trong toàn quốc hiện có 650 ngàn người mắc bệnh glôcôm.

Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy: Mọi người đều có thể mắc bệnh Glôcôm, đặc biệt trên nhóm đối tượng những người trên 40 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh Glôcôm, người có nhãn áp cao, tật khúc xạ viễn, cận thị, có tiền sử mắt bị chấn thương, dùng corticoid kéo dài, đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn hệ thống,...

Hưởng ứng Tuần lễ Glôcôm thế giới năm nay, các buổi chiều từ 10 – 16/3/2019, Bệnh viện Mắt Hà Nội cơ sở 2 sẽ tổ chức khám mắt miễn phí phát hiện Glôcôm do TS. BS Vũ Anh Tuấn trực tiếp đảm nhiệm, cho những đối tượng có nguy cơ Glôcôm.

Bệnh Glôcôm

Glôcôm là nhóm bệnh lý thần kinh thị giác tiến triển cấp tính hoặc mãn tính, đặc trưng bởi sự chết dần các tế bào hạch võng mạc dẫn đến những biểu hiện tổn hại đầu dây thần kinh thị giác và thịtrường. Hậu quả cuối cùng của glôcôm là mù lòa vĩnh viễn không có khảnăng hồi phục.

Những biểu hiện của bệnh Glôcôm

Glôcôm cấp: bệnh Thiên đầu thống với biểu hiện mắtnhức mắt lan ra nửa đầu cùng bên, nhìn mờ, nhìn đèn có quầng, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sang.

Glôcôm mãn dấu hiệu đôi khi mắt có cảm giác căng tức nhẹ thoáng qua, cảm giác như có màn sương vào buổi sang, vùng nhìn thu hẹp dần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không có bất kì triệu chứng nào.

Bệnh Glocôm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, mắt bị Glôcôm sẽ dần tiến đến mù lòa và vĩnh viễn không có khả năng hồi phục.

Người bệnh glôcôm phải được theo dõi chặt chẽ suốt đời tại cơ sở chuyên khoa mắt. Nếu bệnh ở giai đoạn sớm có thể khám định kì 4 – 6 tháng/lần. Nếu bệnh ở giai đoạn trung bình nên khám 2 – 3 tháng/lần. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng cần khám 1 tháng/lần.

Hiện tại tỉ lệ phát hiện Glôcôm của nước ta còn thấp. Ngay cả những nước phát triển như Anh, Mỹ tỉ lệ này cũng chỉ khoảng 50%. Như v,ậy còn có ½ số bệnh nhân Glôcôm chưa được phát hiện và điều trị Glôcôm.

Để hạn chế mù lòa do Glôcôm và tiến tới mục tiêu của chương trình Thị giác 2020 "không còn mù lòa do Glôcôm", Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Glôcôm thế giới đã phát động Tuần lễ Glôcôm hàng năm vào tháng 3 đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh Glôcôm và các nguy cơ của bệnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại