là một thuật ngữ chung cho một loạt các điều kiện ảnh hưởng đến gan ở những người uống ít hoặc không uống rượu. Bệnh ngày càng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phương Tây.
Ở Việt Nam, chưa có thống kê chính thức, nhưng những năm gần đây, các công trình nghiên cứu trong nước đều cho thấy tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu ngày càng có xu hướng tăng lên.
Đặc điểm chính của bệnh là quá nhiều chất béo được lưu trữ trong các tế bào gan. Trường hợp nặng có thể gây viêm gan, gan bị tổn thương nhiều tương tự như sử dụng rượu nặng.
Viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có thể tiến triển đến xơ gan và suy gan. xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đặc biệt là ở những người trong độ tuổi 40 và 50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh này do các yếu tố nguy cơ như béo phì và bệnh đái tháo đường typ 2. Bệnh cũng liên quan mật thiết với hội chứng chuyển hóa.
Không chỉ rượu bia, gan nhiễm mỡ còn do nhiều nguyên nhân khác gây nên.
Biểu hiện của gan nhiễm mỡ không do rượu
không có triệu chứng đặc hiệu. Người bệnh thường có các biểu hiện như gan to, mệt mỏi và đau ở vùng bụng trên bên phải. Trường hợp bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và xơ gan, người bệnh có biểu hiện: cổ trướng, giãn mạch dưới da, vú to ở nam giới, lách to, lòng bàn tay đỏ, vàng da và mắt.
Bệnh có thể gây các biến chứng như viêm gan, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, ung thư gan. Khoảng 20% những người bị viêm gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ tiến triển đến xơ gan.
Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ không do rượu có nhiều và chưa rõ ràng. Người ta chưa biết chính xác tại sao một số người tích lũy chất béo trong gan, trong khi những người khác thì không. Tương tự, cũng chưa rõ tại sao một số trường hợp gan nhiễm mỡ phát triển thành viêm tiến triển đến xơ gan.
Các yếu tố nguy cơ
Tuy bệnh gan nhiễm mỡ và viêm gan nhiễm mỡ không do rượu có nhiều nguyên nhân, nhưng đều liên quan đến những rối loạn sau: người bị thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là béo bụng (theo thống kê, 80 - 90% số người béo phì mắc gan nhiễm mỡ; chế độ ăn uống nhiều chất béo, ngọt, lười vận động; người có lượng đường trong máu cao, đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường typ 2; tăng đề kháng insulin làm tăng triglycerid máu; người bị rối loạn chuyển hóa, mỡ trong máu cao, đặc biệt là tăng triglycerid máu; phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang; người mắc chứng ngưng thở khi ngủ; người bị suy giáp, suy tuyến yên…
Đáng lưu ý, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu hay gặp nhất ở người cao tuổi; người bệnh đái tháo đường và người béo bụng.
Chẩn đoán bằng cách nào?
Nhiều trường hợp bị gan nhiễm mỡ không do rượu không có triệu chứng rõ ràng, chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe, có bất thường trên siêu âm hoặc men gan cao bất thường.
Người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm để chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng bệnh như: xét nghiệm men gan và chức năng gan; các xét nghiệm về bệnh viêm gan mạn tính do virut (viêm gan A, viêm gan C…); xét nghiệm sàng lọc bệnh Celiac; đo lượng đường trong máu; lipid máu.
Kết hợp siêu âm gan; chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng bụng. Nếu các xét nghiệm chưa rõ, có thể sinh thiết gan.
Điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nhưng các nhà nghiên cứu đang xem xét liệu một số hợp chất tự nhiên có thể hữu ích như:
Sử dụng vitamin E và C: vitamin E và các vitamin khác được gọi là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ gan; vitamin C làm giảm stress oxy hóa và ức chế rõ rệt sự phát triển của thoái hóa mỡ gan trên thực nghiệm.
Cà phê: trong một số nghiên cứu về những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu cho thấy, người uống cà phê có tổn thương gan ít hơn so với những người uống ít hoặc không uống cà phê.
Giảm cân: bằng cách kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
Tiêm phòng viêm gan A và B để giúp bảo vệ bạn khỏi virut có thể gây tổn thương gan nhiều hơn.
Đối với những người bị xơ gan do viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, có thể điều trị bằng phẫu thuật ghép gan.
Thay đổi lối sống và phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu
Giảm cân có tầm quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa gan nhiễm mỡ không do rượu. Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, phải giảm số lượng calo ăn mỗi ngày và tăng hoạt động thể chất.
Giảm lượng calo là chìa khóa để giảm cân và kiểm soát bệnh. Giảm cholesterol: tăng cường thức ăn có nguồn gốc thực vật, tập thể dục đều đặn và các loại thuốc giúp ổn định cholesterol và triglyceride trong máu.
Chọn một chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn uống cần tăng cường rau, trái cây. Thay thế chất béo bão hòa bằng các chất béo chưa bão hòa có trong cá, dầu ô liu, các loại hạt.
Theo dõi chặt chẽ lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Tập thể dục: Cố gắng duy trì vận động thường xuyên, ít nhất là 30 phút tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường: thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và giám sát chặt chẽ lượng đường trong máu.
Bảo vệ gan bằng cách không uống rượu. Tránh dung các thuốc gây độc với gan.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần/năm để phát hiện và điều trị sớm bệnh.