Hầu hết những hình ảnh về nhà ở của dân bản xứ tại các quốc gia trên thế giới được chúng ta biết đến đều qua phim ảnh hay tạp chí kiến trúc và nội thất chuyên nghiệp. Nhưng ngoài thực tế có giống hoàn toàn với như vậy? Hãy cùng nhau tìm hiểu về kiểu nhà ở điển hình, nội thất, cách sắp xếp không gian sống đặc trưng tại một số nước trên thế giới nhé!
Nhật Bản
Tokyo là một trong những thành phố đắt đỏ và đông dân cư nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao chỉ những người giàu có mới có đủ khả năng kinh tế để mua được những ngôi nhà rộng rãi, còn lại đại đa số người Nhật sống trong những căn hộ rất nhỏ.
Căn phòng duy nhất trong căn hộ thường sẽ được dùng làm phòng ngủ kiêm phòng khách và phòng ăn. Trong góc, bạn có thể thấy có một cái tủ lạnh, và cách duy nhất để ra ban công là trèo qua giường ngủ. Tuy nhiên, nhà cửa sẽ luôn có đủ ánh sáng. Một cách trực quan, điều này giúp mở rộng không gian sống.
Ngoài hành lang, sau cánh cửa màu vàng có tủ quần áo, phòng tắm và thậm chí là một căn bếp mini có đủ mọi thứ bạn cần.
Tây Ban Nha
Hầu hết người Tây Ban Nha thích sống trong các khu chung cư. Đây là bên trong một khu dân cư điển hình bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ thành phố nào của Tây Ban Nha.
Hầu hết các căn hộ ở Tây Ban Nha đều có tường trắng, sàn đá và cửa sổ. Những điều này giúp mùa hè ở đây trở nên bớt nóng nực. Tuy nhiên, lò sưởi không mấy phổ biến trong các căn hộ ở Tây Ban Nha, vì vậy vào mùa đông cảm giác rất lạnh. Thay vào đó, họ dùng lò sưởi điện để giữ ấm. Kết quả, hóa đơn tiền điện của Tây Ban Nha thuộc hàng cao nhất ở châu Âu.
Bữa ăn trong gia đình thường là ở trong phòng khách. Mặc dù các căn hộ ở Tây Ban Nha thường sẽ có nhà bếp với diện tích lớn nhưng chúng chỉ được sử dụng cho mục đích nấu nướng mà thôi.
Thuỵ Điển
Một khu dân cư điển hình ở Thụy Điển sẽ trông như thế này.
Một đặc điểm nổi bật trong lối sống của người Thụy Điển là sử dụng diện tích tầng hầm một cách thông minh. Mọi người thường sử dụng nó để cất xe đạp, để làm phòng giặt là, hoặc đôi khi thậm chí biến nó thành một phòng tập thể dục.
Mỗi căn hộ đều có một tủ để đồ trong một căn phòng kín ở tầng hầm. Thường người ở sẽ sử dụng chúng để đựng lốp xe mùa hè, ván trượt, va li và đồ đạc dùng theo mùa, ít quan trọng. Ban công được xem là khu vực nghỉ ngơi.
Những bức tường trắng và đồ nội thất trắng là điểm đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Scandinavian nổi tiếng thế giới. Hầu hết nội thất trong nhà ở Thụy Điển có điểm nhấn là tông màu sáng và cửa sổ lớn không có rèm che.
Anh Quốc
Hầu hết người Anh cố gắng tránh sống trong các dãy nhà san sát. Họ thích sống ở ngoại ô thành phố trong những ngôi nhà như thế này.
Bởi vì hệ thống sưởi trung tâm không được lắp đặt trong tất cả các tòa nhà, người dân Anh thường cố gắng hết sức để ngăn nhiệt bên trong thoát ra ngoài. Thảm trong hầu hết các phòng, nút chặn gió lùa, chăn và tất nhiên, lò sưởi là những thứ không thể thiếu trong hầu hết các ngôi nhà ở Anh. Đặc biệt hơn cả, vòi nước trên bồn rửa ở Anh thường có điều khiển nóng và lạnh riêng biệt.
Để chống chọi với cái lạnh tê tái của mùa đông kéo dài, người Anh luôn khiến nơi ở của họ trở nên siêu ấm cúng và sang trọng.
Hàn Quốc
Hơn 80% dân số Hàn Quốc sống trong các khu chung cư cao tầng. Một điểm đặc trưng của các khu chung cư Hàn Quốc là nhìn đâu cũng thấy nhà.
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng các căn hộ ở Hàn Quốc không có hành lang. Lối vào căn hộ thường rất nhỏ (rộng khoảng một mét). Vì vậy, khi bước vào căn hộ bạn sẽ thấy ngay những cánh cửa dẫn đến phòng bếp hoặc phòng khách. Thường lối vào sẽ được lát sàn gạch, khách phải cởi giày trước khi bước vào nhà.
Các căn hộ ở Hàn Quốc thường khá nhỏ. Tuy nhiên, phòng đều rất sáng sủa nhờ có cửa sổ lớn đón ánh nắng.
Úc
Người Úc nổi tiếng thích sống trong nhà riêng, nhưng ngày càng nhiều người dân (khoảng 30% dân số) chọn sống trong các khu chung cư.
Hầu hết người Úc sống trong những ngôi nhà lớn gồm ba phòng ngủ. Kích thước nhà trung bình ở quốc gia này là khoảng 80-120 mét vuông. Tất cả các cửa thường được làm bằng kính.
Ấn Độ
Nếu một gia đình tương đối giàu có, họ thường sẽ sống trong một ngôi nhà lớn với nhiều phòng, 2 tầng và có sân sau.
Thiết kế nội thất của các tòa nhà Ấn Độ là sự pha trộn giữa phong cách phương Tây và phương Đông hiện đại. Tầng dưới thường được sử dụng làm nhà kho, tiếp khách thì ở tầng hai. Nữ giới thường được ở phòng có cửa sổ nhìn ra sân sau vì ở đây, phụ nữ nhìn ra cửa sổ được coi là không nho nhã.
Cuba
Ở Cuba, nhà chủ yếu được làm bằng bê tông, cao từ 1 đến 2 tầng. Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều không có cửa sổ kính. Thay vào đó, người ta sử dụng vật liệu bằng gỗ hoặc kim loại.
Nếu bạn bước vào một ngôi nhà ở Havana (đặc biệt là ở khu vực trung tâm của thủ đô), bạn sẽ ngạc nhiên trước vẻ đẹp của nội thất bên trong đó. Được xây dựng theo phong cách Colonial với trần nhà cao và đồ nội thất cổ kính, những ngôi nhà này trông không khác gì những kiệt tác trong làng kiến trúc.
Mỹ
Diện tích nhà ở điển hình của người Mỹ thực sự rất lớn. Một ngôi nhà được rao bán có hầu hết mọi thứ bạn cần để sinh sống trong đó: thảm trải khắp các phòng, đồ đạc trong phòng tắm và thiết bị nhà bếp. Thứ duy nhất còn thiếu là bàn ghế.
Quy tắc chính ở đây là số lượng phòng ngủ và phòng tắm trong một ngôi nhà phải bằng nhau. Trong một số ngôi nhà, mỗi phòng ngủ đều sẽ có một tủ quần áo âm tường hoặc không cửa chắn.
Đặc điểm nổi bật của các ý tưởng thiết kế nhà ở Mỹ nằm ở chỗ nội thất trông vừa ấm cúng vừa đắt tiền. Bố cục của hầu hết các ngôi nhà được thiết kế rõ ràng để khiến người đến thăm sẽ chiêm ngưỡng được sân trước của ngôi nhà (nơi thường trông đẹp nhất) còn phòng ngủ sẽ cực kỳ kín đáo.