Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả

TÚ UYÊN |

Do mâu thuẫn với bạn vì tranh giành tai nghe di động, Tiểu Khải đã bị 5 bạn học ở trường đánh hội đồng cho đến chết.

Tiểu Khải (14 tuổi) sống tại Cam Túc, Trung Quốc. Do mâu thuẫn với bạn học vì tranh giành tai nghe di động, Tiểu Khải đã bị 5 bạn học ở trường đánh hội đồng.

Khám nghiệm tử thi cho thấy, cậu bé bị vỡ gáy hộp sọ, hốc xương mắt trái dập nát, xương sườn trật khớp, chi dưới bầm tím. Kết luận của bác sĩ pháp y là Tiểu Khải chết do chấn thương sọ não.

Được biết, Tiểu Khải là đứa trẻ ngoan. Cậu bé đã không chống trả khi bị bạn học bắt nạt.

Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả - Ảnh 1.

Tiểu Khải đã bị 5 bạn học ở trường đánh hội đồng cho đến chết (Ảnh minh họa).

Sau khi bị đánh, Tiểu Khải trở về lớp và bắt đầu có biểu hiện nôn ói, rơi vào tình trạng hôn mê sâu và tử vong. Bố của Tiểu Khải đang làm việc ở nơi xa, ông không ngờ ngày đáp chuyến bay trở về nhà là ngày nhận tin con đã mất.

Mỗi lần gọi điện cho con, ông đều dặn dò: "Con hãy chăm chỉ học hành và nghe lời mẹ. Nếu con bị bạn đánh, con hãy bỏ chạy".

Có lẽ, các bậc cha mẹ dạy con bỏ chạy khi bị bạn bắt nạt vẫn là chưa đủ để giúp trẻ tự bảo vệ chính mình.

Một trường hợp khác, một bà mẹ có con đi nhà trẻ và cả nhà đều lo sợ con bị bạn bắt nạt.

Người mẹ này kể lại: "Thật đúng như tôi lo ngại, khi chồng đón con từ nhà trẻ trở về, tôi thấy đôi tay nhỏ nhắn của con chằng chịt vết xước và vết bầm tím. 

Tôi gặng hỏi con: "Con bị bạn đánh à?". Con tôi trả lời: "Bạn giành xe đồ chơi của con, con chưa kịp phản ứng thì đã bị bạn cào cấu khắp người".

Khi nhìn vẻ mặt ấm ức của con, trái tim của người làm mẹ dường như vỡ vụn.

Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả - Ảnh 2.

"Bạn giành xe đồ chơi của con, con chưa kịp phản ứng thì đã bị bạn cào cấu khắp người" (Ảnh minh họa)

Tôi bôi thuốc sát trùng vết thương và dạy con: "Lần sau, nếu con bị bạn đánh và bắt nạt, con có quyền phản kháng".

Con trai của tôi lý sự như một ông cụ: "Mẹ đã dạy con không nên đánh người, đánh người là trẻ hư".

Tôi xoa đầu con, dặn dò: "Con không được chủ động ra tay đánh người, nhưng nếu có người bắt nạt con, con phải cho họ biết rằng bắt nạt người khác phải trả giá đắt".

Khi dạy con nhẫn nhịn trước nạn bạo lực học đường, nghĩa là cha mẹ đang dạy trẻ dung thứ trước tội ác.

Chẳng hạn, một bản tin kể về sự việc xảy ra tại tàu điện ngầm ở Nam Kinh:

Có một người đàn ông trung niên đã đứng dậy nhường chỗ cho một người cao tuổi. 

Mọi người xung quanh chưa kịp tán thưởng hành động đẹp của người đàn ông thì ông ta bất ngờ quay sang chất vấn cậu bé 17 tuổi đang ngồi bên cạnh: "Tại sao mày không đứng dậy nhường chỗ?". 

Cậu bé chưa kịp phản ứng thì người đàn ông đã chửi bới và hung hăng đạp mạnh vào ngực cậu bé.

Từ đầu đến cuối, cậu bé 17 tuổi như con cừu ngoan ngoãn ngồi im, không đáp lời, không chống trả, mặc kệ hành động thô lỗ của người đàn ông đang xúc phạm thân thể mình.

Chúng ta thường dạy con trẻ không đánh người, phải lễ phép và khoan dung. Nhưng chúng ta đã quên dạy con rằng khi bị kẻ khác xâm phạm thân thể, con phải dũng cảm chống trả. Đó là điều con phải ghi nhớ để bảo vệ bản thân và cũng là cách sinh tồn trong thế giới này.

Không bậc cha mẹ nào mong muốn con mình biến thành "đứa trẻ hư", nhưng càng không cam tâm thấy con mình hiền lành đến mức bị người ta chà đạp sưng tím khắp cả người.

Bà Lý Mai Cẩn, chuyên gia tâm lý học hành vi tội phạm, giảng dạy tại trường đại học People's Public Security University of China, là khách mời trong một chương trình truyền hình, khi có người đặt câu hỏi: "Nếu trẻ bị bạn học đánh, bà có ủng hộ trẻ chống trả không?".

Bé trai bị bạn học đánh đến chết và lời cảnh tỉnh tới các bậc cha mẹ không dạy con cách chống trả - Ảnh 3.

Bà Lý Mai Cẩn - chuyên gia tâm lý học hành vi tội phạm.

Để trả lời câu hỏi này, bà Lý Mai Cẩn đã chia sẻ về trường hợp cháu gái của bà bị một bé trai bắt nạt tại nhà trẻ. Tình tiết của vụ này như sau:

Tại nhà trẻ, cháu gái của bà bị một bé trai cùng lớp bế lên rồi ném mạnh xuống đất. Hành động bạo lực của bé trai đã khiến bé gái sưng tím ở đầu.

Bà Lý Mai Cẩn đã khuyến khích cháu gái của mình chống trả, bằng cách: "Nếu chuyện này tái diễn, cháu chỉ cần kéo mạnh hai tai của cậu bé. Khi nó đau, nó sẽ buông cháu ra".

Khi nghe lời giải đáp của bà Lý Mai Cẩn, mọi người đã dấy lên làn sóng tranh cãi gay gắt. 

Có người nói rằng, bà Lý Mai Cẩn đang cổ xúy cháu gái sử dụng bạo lực với bạn, dùng bạo lực chống trả bạo lực sẽ biến trẻ trở thành một đứa trẻ hư.

Tuy nhiên, có người đồng tình với quan điểm của bà Lý Mai Cẩn.

Nếu trẻ không phản kháng và quen với việc bị bạn bắt nạt, trẻ sẽ mất dần khả năng phán đoán hành vi tốt xấu. Trẻ sẽ trở thành nạn nhân của kẻ xấu và luôn chịu nhiều tổn thương.

Những đứa trẻ quen thói bắt nạt bạn, sẽ tiếp tục bắt nạt bạn khác, và nhiều người sẽ trở thành nạn nhân của nó.

Chúng ta không nên đánh giá thấp hành vi xấu xa, hung hăng của trẻ nhỏ. Bởi hành vi đó nếu không được kiểm soát và uốn nắn kịp thời sẽ trở thành mối nguy của xã hội khi trẻ trưởng thành.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại