Các bố mẹ có thể sẽ không muốn đọc về những trường hợp trẻ sơ sinh bị đột tử bởi cảm giác ám ảnh, đau lòng vẫn còn lưu lại nhiều ngày sau đó.
Thế nhưng, các bố mẹ thông thái vẫn nên biết để rút ra những bài học nhằm phòng ngừa, tránh những sự việc thương tâm tương tự xảy ra trong tương lai.
Mà điển hình là một bi kịch xảy ra mới đây với một bé gái sơ sinh 4 tháng tuổi ở Kuala Lumpur, Malaysia. Em bé này đã vô tình bị ngạt thở trong khi ngủ vì quấn tã.
Bố mẹ của em bé chỉ nhận ra con bất tỉnh vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng ngày 10.1.2018 và ngay lập tức đưa con đến bệnh viện ở gần.
Thế nhưng đã quá muộn khi dù nhận được sự hồi sức tích cực từ các nhân viên y tế trong 15 phút mà em bé vẫn vĩnh viễn không tỉnh lại nữa. Em bé dường như đã bị ngạt thở khi bị chiếc tã quấn che lên mặt thời điểm nào đó trong đêm.
(Ảnh minh họa).
Các nhà chức trách tin rằng đây là một trường hợp của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh bởi em bé được quấn tã và ngủ cùng giường với bố mẹ của mình. Chắc chắn bố mẹ của em bé sẽ phải mất rất nhiều thời gian và cần rất nhiều sức mạnh để có thể vượt qua được sự việc tang thương này.
Mối liên quan giữa việc quấn tã/khăn và chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
Nhờ sự hướng dẫn tận tình từ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu về việc đảm bảo giấc ngủ an toàn cho bé, những trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh đã giảm trong nhiều năm qua. Thế nhưng, các chuyên gia vẫn muốn nhấn mạnh thêm một số hướng dẫn cần thiết nữa cho các bố mẹ.
Bố mẹ luôn phải nhớ đặt trẻ nằm ngửa khi quấn tã. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pediatrics nhấn mạnh sự quan trọng của việc nên lưu ý đến tuổi của một em bé khi quyết định có nên quấn tã khi ngủ hay không.
Bởi vì sau khi tìm thấy một "nguy cơ nhỏ nhưng đáng lưu tâm" của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, các nhà nghiên cứu cho rằng để trẻ nằm ngửa khi quấn tã/khăn trong lúc ngủ vẫn là tư thế nằm ngủ an toàn nhất.
Việc quấn tã/khăn là một kỹ thuật được truyền lại qua nhiều thế hệ, giúp trẻ sơ sinh có cảm giác ấm áp, an toàn giống như khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Nó còn được biết đến như một liệu pháp nhằm giảm hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, bố mẹ cần phải nhận thức được đến khi nào thì nên cai việc quấn tã hoàn toàn. Bởi vì khi trẻ càng lớn dần, học được cách nghiêng người, lăn hay chuyển động quanh giường thì nguy cơ việc chiếc tã hoặc khăn quấn bị nhích lên, che mặt trẻ trong đêm càng tăng cao, dễ xảy ra.
Và cần lưu ý độ tuổi có thể cai quấn cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Một số lưu ý quan trọng cho bố mẹ khi quấn cho trẻ
Độ tuổi trung bình được khuyến cáo để quấn tã/khăn cho trẻ là từ 3 đến 4 tháng tuổi. Trẻ vốn sinh ra với "phản xạ giật mình" và phản xạ này sẽ giảm dần khi trẻ khoảng 4 đến 5 tháng tuổi. Vì thế hãy cẩn thận không nên quấn tã/khăn quá sớm nếu như phản xạ giật mình của bé vẫn còn quá nhạy hay mạnh mẽ.
Nếu bố mẹ để ý thấy bé có xu hướng muốn vùng vẫy để thoát khỏi chiếc tã quấn, thì có thể đã đến lúc nên nghĩ đến việc bỏ quấn tã cho trẻ hoàn toàn. Tuyệt đối không quấn trẻ trong một thời gian quá dài để trẻ còn có cơ hội được phát triển các kỹ năng vận động.
Cuối cùng, không bao giờ để trẻ nằm sấp khi đang quấn tã (hoặc kể cả không quấn tã, để tránh trường hợp trẻ bị ngạt).
Hi vọng những hướng dẫn này phần nào mang lại cho bố mẹ lời khuyên thiết thực khi quyết định có quấn tã cho em bé nhà mình hay không.
Nguồn: parent