Bé gái 10 tháng tuổi xuất hiện dấu hiệu lạ trên trán, mẹ hốt hoảng đưa con đến bệnh viện rồi ngã ngửa vì cách chữa bệnh "theo kiểu bà ngoại"

NGUYÊN DŨNG TT |

Câu chuyện bà ngoại chữa bệnh cho cháu gái theo kiểu phản khoa học khiến đứa trẻ suýt mất mạng hiện đang gây xôn xao dư luận. Dẫu làn da và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non nớt, song bà lão vẫn cố chấp áp dụng "mẹo dân gian" lên người cháu ruột, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Cạo gió giúp làm gió độc thoát ra khỏi cơ thể, tuy nhiên làm sai cách có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Bé gái 10 tháng tuổi nhập viện khẩn vì chữa bệnh theo mẹo dân gian

Được biết, nạn nhân là bé gái 10 tháng tuổi có tên Nặc Nặc (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi) sống tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Gần đây tiết trời trở lạnh nên bé bị ho và thở khò khè, bố mẹ bé đã đưa con đến bệnh viện địa phương khám chữa, đồng thời mua thuốc về uống nhưng tình trạng bệnh không được cải thiện.

Vào ngày 5/1/2022, bà ngoại thương cháu gái phải nằm viện và uống quá nhiều thuốc, nên đã áp dụng cách cạo gió theo mẹo dân gian. Tuy nhiên, Nặc Nặc không những không hạ sốt mà còn bị tróc da trên trán, gây tổn thương nghiêm trọng.

Thấy trên trán Nặc Nặc xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, kèm theo vết loét và tiết dịch, gia đình đã nhanh chóng đưa cháu bé từ quê lên bệnh viện Nhi tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc để điều trị.

"Khi đứa bé được đưa đến, vết thương bắt đầu có dấu hiệu phát ban rõ ràng, toàn bộ phần trán bị loét nghiêm trọng." - Bác sĩ Lương Lễ Quyên cho biết.

Bé gái 10 tháng tuổi xuất hiện dấu hiệu lạ trên trán, mẹ hốt hoảng đưa con đến bệnh viện rồi ngã ngửa vì cách chữa bệnh theo kiểu bà ngoại - Ảnh 3.

Bà ngoại nhiệt tình cạo gió khiến trán Nặc Nặc bị mưng mủ

Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết bé gái bị ho, thở khò khè kéo dài hơn 20 ngày mới đưa đi khám. Qua mấy ngày nằm viện, bệnh tình của bé có đỡ hơn nhưng vẫn sốt.

"Ban đầu cháu nằm viện 9 ngày, vào hôm xuất viện về nhà, Nặc Nặc lên cơn sốt cao mãi không hạ, sau đó bà ngoại đã tự ý dùng nhẫn bạc và lòng trắng trứng cạo gió cho cháu." - Mẹ Nặc Nặc kể lại.

Cô cho biết thêm rằng đây cũng không phải lần đầu bà ngoại tự ý chữa bệnh cho cháu. Trước đây mỗi lần cô bé bị ốm sốt là bố mẹ lại đưa con vào viện rồi dùng thuốc kê đơn, nhưng cứ về đến nhà thì bà ngoại lại cho cháu uống thêm thuốc sắc đông y khiến Nặc Nặc nhiều lần bị tiêu chảy.

"Tôi và chồng đã nhiều lần phân tích cho mẹ hiểu, nhưng bà vẫn 1 mực cho rằng uống thuốc đông y mới tốt, không những thế còn mua của những thầy lang không tên tuổi khiến vợ chồng chúng tôi cũng không biết làm cách nào. Cho đến chuyện lần này xảy ra với con, cả gia đình đều sợ hãi, chỉ có bà ngoại vẫn cho rằng là do bà làm chưa đúng cách, còn phương pháp bà dùng vẫn tuyệt đối an toàn". - Mẹ của bé gái bất lực nói.

Theo quan niệm dân gian, những người có triệu chứng như mệt mỏi, sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, nhức mỏi chân tay, đau bụng… được cho là bị trúng gió. Do đó, mục đích cạo gió là nhằm làm cho gió độc thoát ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng áp dụng được cách này, thậm chí cạo gió sai cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Bé gái 10 tháng tuổi xuất hiện dấu hiệu lạ trên trán, mẹ hốt hoảng đưa con đến bệnh viện rồi ngã ngửa vì cách chữa bệnh theo kiểu bà ngoại - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

"Cháu bé lúc đó có dấu hiệu cảm phong nhiệt. Khi ấy cơ thể đang nóng, nếu cạo gió sẽ làm cơ thể nóng hơn khiến huyết áp tăng cao dễ dẫn đến xuất huyết não, nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong." - Bác sĩ Lương nói.

Cạo gió vốn là 1 biện pháp được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Trong đông y, cạo gió cũng được xem là 1 thủ thuật chữa bệnh nhưng phải do bác sĩ trực tiếp thực hiện với từng bệnh nhân nhất định. Ngoài ra, cạo gió chỉ có hiệu quả trong trường hợp bị cảm lạnh.

Với trường hợp trên, bác sĩ cũng nhấn mạnh: "Không cạo gió cho trẻ em". Bởi da của trẻ rất non và mỏng nên rất dễ bị tổn thương, khí huyết của bé cũng yếu nên sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, cạo gió còn gây đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bé bị rối loạn đông máu hoặc bị sốt xuất huyết.

"Nếu không được xử lý đúng cách để vi khuẩn xâm nhập vào máu, sẽ gây nhiễm trùng cùng nhiều vấn đề khác." - Bác sĩ Lương cho biết.

Hiện bé gái vẫn đang phải nằm viện để tiếp tục theo dõi và điều trị thêm.

Nguồn: QQ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại