Nhà báo Martti Backman trong cuốn sách "Các điệp viên" (Vakoojat) của mình đã đưa các đọc giả trở lại một thời kỳ nặng nề của lịch sử quốc gia Phần Lan độc lập. Trong cuốn sách này giới thiệu những sự kiện được nhiều người biết tới cũng như các tình tiết hư cấu.
Cuốn sách đã kể về câu chuyện mà vào thời đó được biết tới như "vụ bê bối tình báo lớn" tại Phần Lan.
Vụ bê bối bắt đầu xảy ra khi thiếu úy Sở Chỉ huy tình báo của Phần Lan, Vilho Pentikäinen, bỏ chạy sang Liên Xô vào năm 1933.
Trước đó, trong vòng nhiều năm, sĩ quan này đã chuyển cho Liên Xô thông tin về các kế hoạch của Phần Lan liên quan tới những vấn đề quốc phòng, vũ khí, các kế hoạch triển khai hoạt động trên biển và nhiều nhiều bí mật khác của quốc gia này.
Để thực hiện những mục tiêu của mình, Vilho Pentikäinen chủ yếu tận dụng các ca trực vào ban đêm tại Sở Chỉ huy, mà khi đó từng được đặt tại nguyên văn phòng đại diện Cơ quan bảo vệ của Đế chế Nga hoàng tại Helsinki.
Anh ta đã chụp ảnh các tài liệu vào ban đêm và gửi chúng qua một kẻ trung gian để sao chép, thậm chí ở bên ngoài tòa nhà Sở Chỉ huy. Đến sáng sớm, anh ta trả lại toàn bộ tài liệu bí mật về đúng chỗ trong két sắt, và không ai phát hiện điều gì đã xảy ra.
Khi cảm thấy có mối nguy hiểm sắp ập tới, điệp viên này quyết định đào ngũ sang Liên Xô. Chỉ ở giai đoạn đó, Cảnh sát hình sự Trung ương Phần Lan mới tấn công vào dấu vết của mạng lưới tình báo mà Vilho Pentikäinen tham gia. Nhờ diễn biến tình hình thuận lợi, cùng với nhiều cuộc bắt bớ và hỏi cung, mạng lưới đã sụp đổ như một ngôi nhà bằng bìa các-tông.
Chiếc vòi của các tổ chức điệp viên đã vươn tới nhiều nước khác nhau, cho nên việc phát hiện được điệp viên là một chiến thắng vang dội của Esko Riekki, người từng nhiều năm giữ vị trí lãnh đạo Cảnh sát hình sự trung ương Phần Lan.
Căn cứ vào những dữ liệu này, Martti Backman đã bắt đầu câu chuyện từ việc Vilho Pentikäinen ẩn náu ở Liên Xô, và kết thúc bằng thông tin mới xuất hiện về số phận của sĩ quan này tại Nga vào năm 2007.
Vilho Pentikäinen đã không thể quay trở về Phần Lan sau cuộc chiến tranh Liên Xô – Phần Lan vào giai đoạn 1941-1944 trong vai trò thành viên của Ủy ban giám sát đồng minh. Vào năm 1941, sĩ quan này bị bắt tại Liên Xô vì tội danh làm điệp viên cho Phần Lan. Sau đó 1 năm, Vilho Pentikäinen chết trong trại giam.
Backman đã chia sẻ về việc mạng lưới điệp viên đã sụp đổ như thế nào và Cảnh sát hình sự trung ương Phần Lan bắt giữ những nhân vật thân Liên Xô và các thành phần quan trọng của hệ thống.
Nhân vật gây chú ý nhất trong câu chuyện này là bà Marija-Emma Schul. Nữ nhân viên phục vụ bàn sinh ra tại Riga (thủ đô của Latvi) này đã chỉ huy hoạt động gián điệp tại Helsinki với danh nghĩa một nhà hoạt động xã hội của Mỹ. Người phụ nữ kiên cường này đã không chịu được các cuộc tra tấn và bị tuyên án 9 năm tù giam.
Bà Schul biến mất khỏi lịch sử trong thời gian diễn ra cuộc chiến Liên Xô - Phần Lan sau khi bị bàn giao vào tay phát xít Đức.