Bé bị tát 231 cái: Tổn thương thể chất có thể lành, "sốc" tinh thần sẽ theo suốt cuộc đời

Ngọc Minh |

Bị tát trước tập thể lớn sẽ khiến cho trẻ bị tổn thương lòng tự trọng gây ra "sốc" về tâm lý rất lớn. "Sốc" tâm lý này có thể còn in hằn trong trí nhớ cả khi trẻ đã trưởng thành.

Khi trường không còn là nơi an toàn

Theo các chuyên gia tâm lý việc học sinh H.L.N (lớp 6.2 Trường THCS xã Duy Ninh xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) bị phạt tát 231cái tát khiến em này nhập viện sẽ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần.

Về mặt thể chất, vết thương sau đó có thể lành như những vết thương của sự vô tình bị té ngã. Nhưng về mặt tinh thần trẻ sẽ rất khó khăn để vượt qua, đặc biệt là cảm giác bị người khác bạo hành trước đám đông.

BSCKII Lê Đào Nghĩa, Phó trưởng Khoa Nhi và Tâm lý lâm sàng (Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương – Hà Nội) cho biết trường hợp của bé N. bị bạo hành nơi đông người, nhiều người cùng bạo hành sẽ khiến cho lòng tự trọng của đứa trẻ bị tổn thương rất lớn.

Trẻ sẽ mất đi niềm tin vào những người xung quanh và môi trường trẻ đang sống. Trẻ không còn cảm thấy an toàn khi đến trường và mất niềm tin đối với người đang dạy dỗ trẻ.

Đối với một đứa trẻ dù có những hành vi là nói tục hay đánh bạn đi chăng nữa. Thì với những đứa trẻ cô giáo vẫn là một thần tượng hoặc tâm gương để học tập.

"Khi trẻ bị bạn bè và cô giáo tát như vậy là một "sốc" tâm lý rất mạnh, ảnh hưởng tới trực tiếp đến trẻ ở thời điểm đó. "Sốc" tâm lý mạnh này thường kéo dài về sau vì nó có thể ăn sâu vào trí nhớ.

Rất có thể sau khoảng 20 năm sau "sốc" tâm lý này vẫn có thể tái hiện lại với trẻ. Hoặc khi trẻ gặp hoàn cảnh tương tự những gợi nhớ hình ảnh cũ trẻ sẽ rất hoảng sợ, lo lắng", BS Nghĩa nhân mạnh.

Bé bị tát 231 cái: Tổn thương thể chất có thể lành, sốc tinh thần sẽ theo suốt cuộc đời - Ảnh 1.

Bé N bị bạn bè và cô giáo tát do nói tục.

Làm gì để tốt cho trẻ bị bạo hành tập thể

Theo bác sĩ Nghĩa để tốt bé N thì cần phải cách lý cháu với môi trường đã gây ra "sốc" tâm lý cho cháu. Về tâm lý cha mẹ cần phải ăn ủi vỗ về để tạo niềm tin và động lực cho con.

Khi niềm tin ở trường bị sụp đổ để đứa trẻ có sự cân bằng gia đình cần phải có sự hỗ trợ. Trẻ cảm thấy vẫn còn nơi bình an để vượt qua "sốc" tâm lý.

Nên nói với trẻ, tất cả mọi người đều có sai lầm con cũng có sai lầm, những người bạn của con cũng có sai lầm, cô giáo cũng có những sai lầm… Khi dạy trẻ về những sai lầm thì trẻ có thể tha thứ và sớm hòa nhập với cuộc sống.

Nếu trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý như ngủ kém, lo sợ, căng thẳng sợ hãi… thì cần phải đi khám tâm lý, thậm chí trẻ cần phải dùng đến thuốc điều trị.

"Khi trẻ đã ổn định tâm lý cha mẹ nên hỏi trẻ có còn sợ môi trường học (cô giáo, bạn bè). Nếu trẻ cảm thấy sợ nên chuyển trường cho trẻ học ở môi trường khác tránh trẻ bị ám ảnh", bác sĩ Nghĩa nói.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH) cho rằng, giáo viên cũng là công dân thì phải bình đẳng trước pháp luật. Nếu có hành vi bạo hành thì cần bị xử lý, nếu chưa đủ yếu tố hình sự thì bị xử lý về mặt hành chính.

Người khác gây ra hậu quả bị xử lý thế nào thì giáo viên cũng phải chịu hình thức xử lý như thế.

"Đặc biệt, làm nghề giáo thì phải gương mẫu hơn, phải yêu thương, kiên trì dạy dỗ các cháu chứ không thể cho mình là giáo viên thì có quyền nóng giận, đánh đập hoặc gây bạo lực cho học sinh.

Một nhà nước pháp quyền, mọi người vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm, chứ không thể nói không được phép xử phạt", ông Nam nói,

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại