Sau vụ sư tử Chiengi Charlie (ở Zambia) tấn công và ăn thịt 90 người cách đây gần 120 năm, con người vẫn tiếp tục phải chứng kiến những vụ thảm sát dã man do loài động vật to lớn và dũng mãnh này gây ra.
Trong số đó, vụ bầy sư tử Njombe giết hại và ăn thịt 1.500 người từ các năm 1932 đến 1947 trở thành "cơn ác mộng" reo rắc nỗi kinh hoàng cho con người khủng khiếp hơn tất cả.
Lịch sử từng chứng kiến nhiều vụ sư tử ăn thịt người kinh hoàng. Ảnh minh họa: Internet.
Bầy sư tử Njombe là cơn ác mộng khủng khiếp nhất trong lịch sử. Nguồn: Worldatlas.com.
Trong vòng 15 năm (từ 1932 đến 1947), người dân sống tại miền nam Tanzania (đất nước ở miền đông châu Phi), đã phải trải qua những cơn hoảng loạn cực độ khi phải sống và chứng kiến cảnh bầy sư tử 15 con to lớn và khỏe mạnh lần lượt tấn công, giết hại và ăn thịt hàng nghìn người.
Sự tàn ác của bầy sư tử khiến người ta gọi nó với cái tên "Man-eaters of Njombe" (Bầy sư tử ăn thịt người vùng Njombe).
Sự tàn ác hoang dại của bầy sư tử vùng Njombe
Bầy sư tử ăn thịt người vùng Njombe giết nhiều người nhất trong lịch sử. Ảnh minh họa: Internet.
Theo các tài liệu ghi chép lại, vào đầu những năm 1930, chính quyền thực dân Anh vì muốn kiểm soát mức độ lây lan của virus dịch tả trâu bò (loại virus truyền nhiễm cho gia súc, trâu và một số loài động vật móng guốc) đã tìm cách diệt trừ các loài động vật hoang dã trong vùng như ngựa vằn, linh dương...
Để diệt trừ tận gốc những mầm gây bệnh và lây nhiễm virus này, chính quyền thực dân Anh đã tập hợp một "đội quân sát thủ hoang dã" - Chính là bầy sư tử 15 con háu đói.
Chúng có nhiệm vụ tự nhiên là đi săn và hạ sát các con mồi hoang dã yếu đuối, vốn là những món ăn khoái khẩu của chúa tể sơn lâm.
Vì được tuyển chọn cho "Đội quân sát thủ hoang dã", 15 con sư tử đều là những kẻ giết con mồi đầy bản năng, sở hữu khả năng vây bắt con mồi thông minh cùng tốc độ và sức mạnh vượt trội.
Chiến thuật săn mồi của chúng khác với các loài sư tử đồng loại khác đó là: Chúng thị sát ban đêm rồi tấn công và hạ sát con mồi ban ngày.
Bầy sư tử nhanh chóng hạ sát nhiều loài động vật hoang dã của vùng. Ảnh minh họa: Twitter.
Nhờ sức mạnh tổng hợp đó, 15 con sư tử nhanh chóng "càn quét" lượng lớn các loài động vật hoang dã trong vùng. Tuy nhiên, điều đáng sợ thực sự đến khi nguồn thức ăn dần khan hiếm, chúng quay sang tấn công và ăn thịt con người.
Trong vòng 15 năm đó, 15 con sư tử háu đói và đầy hoang dại lùng sục mọi nơi và tấn công con người mọi lúc. Chúng đã di chuyển quãng đường dài hơn 30km để đi tìm nguồn thịt mới - đến địa điểm gần thị trấn Njombe có con người sinh sống đông đúc.
Hơn 1.500 người đã bị chúng giết hại và ăn thịt (có tài liệu ghi nhận con số lên tới 2.000 người). Khắp vùng Njombe nhuốm trong sự sợ hãi tột cùng. Cả ban ngày và ban đêm, đâu đâu cũng bị ám ảnh bởi ánh mắt sắc lạnh và cặp hàm cắn nát tất cả của bầy sư tử.
Rất nhiều nỗ lực của con người đã bỏ ra mong săn và tóm gọn 15 con sư tử hoang dại vùng Njombe. Tuy nhiên, cùng với thời gian và mục tiêu con mồi, chúng dần trở nên thông minh, khôn ngoan hơn rất nhiều.
Thợ săn George G. Rushby (1900 - 1968)
Nhiều chiếc bẫy lớn đặt ra để bẫy đều thất bại. Chúng đủ khôn ngoan để không bị mắc lừa con người.
Như vậy, từ mục đích giúp con người, bản năng hoang dại đã biến bầy sư tử trở thành những kẻ giết người hàng loạt khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.
Kết thúc chuỗi ngày 15 năm ám ảnh kinh hoàng
Cuối cùng, sau 15 năm chìm trong cơn ác mộng kinh hoàng do bầy sư tử Njombe giết nhiều người nhất trong lịch sử gây ra, một thợ săn voi người Anh George Gilman Rushby (1900 - 1968) đã hạ thành công 15 con sư tử, kết thúc chuỗi ngày đen tối nhất của người dân vùng Njombe, miền nam Tanzania.
Chiến công vang dội của ông được đài BBC (Anh) dựng lại trong bộ phim tài liệu có tên "The Man-eating Lions of Njombe".
Bài viết sử dụng nguồn: Smithsonianmag.com, Listverse