Bẫy rắn hổ mang bằng cóc độc ở Tuyên Quang: Kết quả bất ngờ!

Hoa Hướng Dương |

Đều là hai loại mang độc tính trong người, liệu rằng một con rắn hổ mang có thể ăn thịt một con cóc mà không bị ảnh hưởng tính mạng?

Chiếc bẫy cực kỳ đơn giản với một chiếc bẫy lồng và vài con cóc đã giúp anh Vinh Huynh Vu bẫy được ở trong khu rừng huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).

Chiếc bẫy rắn bằng cóc độc đáo

Anh thường đặt bẫy ở vách núi, bụi rậm (người có kinh nghiệm còn biết vị trí có rắn dựa vào dấu vết di chuyển trên nền đất để đặt bẫy hiệu quả hơn).

Trong chiếc bẫy thả vài con cóc cùng một ít nước để cóc có thể tồn tại vài ngày và đây cũng là thời gian để bẫy được một con rắn.

Xem video:

Con rắn nặng 0,6 kg và dài 1,3 m được anh Vinh Huynh Vu bẫy được ở trong khu rừng huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).. Nguồn: Youtube/vinhhuyenvu tv

Tại sao lại bẫy rắn bằng cóc độc?

Cóc là loài vật có độc gồm có chất bufotoxin, phrynolysin với tuyến nọc độc ở sau 2 mắt và tuyến nọc toàn thân sần sùi tiết nhựa độc sánh như kem, có tính axit trên da lưng mà nếu dính phải hay ăn thịt (không xử lý đúng) sẽ gây co giật, uốn ván và làm ngừng đập tim nhanh.

Không những thế dưới bụng và rải rác trên thân hay trong gan, phủ tạng, trứng cóc cũng có độc vì thế cóc là loài độc vật rất nguy hiểm, không nên chạm hay bắt ăn thịt.

Việt Nam: Bẫy rắn hổ mang bằng cóc độc và kết quả không ngờ! - Ảnh 2.

Nọc độc của rắn khiến da cóc bị vàng. Ảnh Zing.vn.

Thế nhưng có một thiên địch đáng sợ không kém lại xem cóc là món ăn khoái khẩu: Rắn hổ mang. Rắn hổ mang thường ăn cóc trong tự nhiên, chúng đi săn mỗi 2 lần/tuần và mỗi lần ăn khoảng 2 con cóc trưởng thành!

Mặc dù cóc rất độc nhưng rắn hổ mang sẽ trung hòa khi vào cơ thể rắn nên không gây ảnh hưởng đến tính mạng của nó. Ngoài ra cóc là con mồi ưa thích của rắn hổ mang (so với chuột hay nhái) vì nó được ví như "kháng sinh" của loài rắn này.

Việt Nam: Bẫy rắn hổ mang bằng cóc độc và kết quả không ngờ! - Ảnh 3.

Cóc là con mồi ưa thích của rắn hổ mang. Ảnh Báo Khoa học và Phát triển.

Thịt cóc giàu dinh dưỡng giúp rắn khỏe mạnh, không bị bệnh tật gì, ngoài ra để chuyển hóa và hấp thụ hết chất dinh dưỡng của một con cóc thì rắn mất nhiều thời gian hơn các con mồi khác, do vậy không cần đi săn quá nhiều.

Ngoài ra, cóc có rất nhiều canxi rất cần thiết cho quá trình hình thành vỏ trứng đủ kháng sinh của rắn nên những con rắn cái lại càng khoái khẩu món thịt cóc tự nhiên này.

Việt Nam: Bẫy rắn hổ mang bằng cóc độc và kết quả không ngờ! - Ảnh 4.

Đặt bẫy sát tường hay chỗ bụi rậm. Ảnh Báo Khoa học và Phát triển.

Chính vì lý do này mà thay vì dùng các con mồi nhỏ khác như chuột, gà con, nhái, ếch... thì bẫy rắn bằng cóc mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Vì rắn hổ mang là loài kịch độc và nguy hiểm, rất hung dữ, chúng chủ động tấn công các động vật lớn và cả con người chứ không bỏ chạy, ngoài ra rắn hổ phì còn có khả năng phun nọc độc ở khoảng cách xa nên cực kỳ nguy hiểm.

Khi tấn công hay bị kích động, phần cổ của nó sẽ phùng ra, thủ thế cao gần 30 cm, phun phì phì, cơ thể phình to ra nhằm tăng kích thước để đe dọa kẻ thù và phóng tới mục tiêu với tốc độ cực nhanh nên bẫy rắn luôn tiềm ẩn nguy hiểm chết người.

Nguồn: Youtube/vinhhuyenvu tv

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại