Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi

Lam Phương |

Chỉ 1 thói quen nhỏ mà có thể đem đến thay đổi lớn cho không khí lẫn sức khỏe của gia đình tôi.

Phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi được sử dụng thường xuyên trong nhà. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thông thường, một người có thể đi vệ sinh khoảng 5-7 lần mỗi ngày. Vì vậy, chúng ta nên biết cách sử dụng bồn cầu đúng để đảm bảo không gian sinh hoạt luôn sạch sẽ, thơm tho.

Trước đây, tôi không để ý đến việc đóng mở nắp bồn cầu, dẫn đến mùi hôi thối từ đây không được kiểm soát, khiến không khí trong nhà vệ sinh luôn khó chịu. Dù tốn cả triệu mua sáp thơm và tinh dầu thì mùi hôi vẫn luôn ở đó, chỉ cần hết sáp hay không đốt tinh dầu là mùi hôi lại xuất hiện ngay.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 1.

Có cần đậy nắp bồn cầu khi không sử dụng?

Câu trả lời là có. Bởi nếu để nắp bồn cầu mở lâu ngày sẽ sinh ra rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, chúng không chỉ gây mùi hôi mà còn bám vào khăn tắm, bàn chải đánh răng và rất nhiều thứ khác trong nhà tắm, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 2.

Đóng nắp bồn cầu khi xả nước cũng là điều nên làm, giúp tránh để các hạt nước bắn lên và mang theo vi khuẩn từ bồn cầu ra ngoài, bay vào không khí, cực kỳ không tốt.

Mặt khác, đóng nắp bồn cầu cũng giúp ngăn mùi hôi phát tán ra ngoài để không khí trong nhà vệ sinh sạch sẽ, đồng thời giảm bay hơi nước, đồng nghĩa với việc giảm mùi hôi bị bay hơi cùng nước trong bồn cầu.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 3.

Đặc biệt là trong các gia đình có trẻ nhỏ hoặc thú cưng, việc đóng nắp bồn cầu giúp ngăn chặn sự tiếp xúc không mong muốn của chúng với nước bẩn, từ đó giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 4.

Cần làm gì khác để khu vệ sinh luôn sạch sẽ, thơm tho?

Nhiều người dọn bồn cầu chỉ có thói quen cọ bằng chổi hay bàn chải, điều này không có tác dụng gì mấy và thậm chí còn khiến bồn cầu bẩn hơn. Hãy dùng cả nước tẩy rửa để làm sạch chất bẩn hoàn toàn. Sau khi vệ sinh cũng đừng quên làm sạch bàn chải bồn cầu kỹ càng.

Các vết nước, nấm mốc trên sàn và tường cũng là những thứ cần được vệ sinh thường xuyên vì nơi này cũng tích tụ không ít vi khuẩn có hại.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 5.

Không nên để thùng rác trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Nếu bắt buộc phải dùng, hãy chọn thùng rác có nắp đậy. Vì nếu thùng rác không có nắp, những đồ bẩn chắc chắn sẽ sản sinh ra vi khuẩn E. coli trong môi trường ẩm ướt, gây hại cho cơ thể. Thùng rác cũg cần được làm sạch mỗi ngày để tránh mùi hôi.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 6.

Phòng tắm của bạn cũng cần được mở cửa sổ thường xuyên để thông gió, tránh mùi nặng tích tụ. Chỉ bằng cách này, phòng tắm mới thơm tho, sạch sẽ hơn.

Bấy lâu nay tôi để nắp bồn cầu sai cách, chẳng trách nhà luôn hôi dù tốn cả triệu để khử mùi- Ảnh 7.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại