Công nghệ gây tranh cãi này được cho là có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự.
Đây không phải là lần đầu tiên một nghiên cứu như thế này được thực hiện, nhưng tin tức về những thí nghiệm của Mỹ và Trung Quốc mới đây được công bố trên tờ South China Morning Post (SCMP) đã gây ra một mối lo ngại về tiềm năng của các ứng dụng quân sự từ loại công nghệ này.
Theo đó, Trung Quốc và Nga đã chỉnh sửa tầng điện ly nằm ở khu vực phía trên châu Âu, một tầng quan trọng của khí quyển, nơi mà có vai trò cần thiết với liên lạc bằng sóng vô tuyến. Bằng cách chọn lọc làm xáo trộn các hạt tích điện của khu vực này, các nhà khoa học về mặt lý thuyết có thể tăng hoặc ngăn chặn những tín hiệu vô tuyến tầm xa.
Theo SCMP, một trong những thí nghiệm được thực hiện vào tháng 6/2018 đã gây ra những xáo trộn vật lý trên tầng điện ly với một diện tích lớn khoảng 126.000km2.
Một thử nghiệm khác cũng trong khoảng thời gian trên cho thấy lớp khí bị ion hóa trong khí quyển tăng hơn 100 độ C.
Dù vậy, những người liên quan khẳng định nghiên cứu này hoàn toàn mang tính khoa học và vô hại với bầu khí quyển.
Đề cập đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, một nhà nghiên cứu giấu tên được cho là có liên quan đến dự án, chia sẻ với SCMP: "Chúng tôi không phải là quốc gia duy nhất hợp tác với người Nga. Những quốc gia khác cũng đã làm các điều tương tự".
Nhiều cường quốc có tham vọng "kiểm soát" tầng điện ly. Ảnh: Getty Images
Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, những cường quốc trên thế giới đã và đang có những kế hoạch, nghiên cứu nhằm kiểm soát tầng điện ly.
Cụ thể, căn cứ Sura tại Vasilsursk được Liên Xô thành lập vào đầu những năm 1980 nhằm phục vụ cho các hoạt động quân sự.
Trong khi đó, một thập kỷ sau, để cạnh tranh với nước Nga, quân đội Mỹ cũng xây dựng chương trình nghiên cứu có tên gọi là High Frequency Active Auroral (HAVD) được xây dựng tại Alaska. Căn cứ này hiện được quản lý bởi ĐH Alaska Fairbanks và mạnh hơn gấp gần 4 lần so với Sura của Nga.
Mặc dù không có bằng chứng về bất cứ điều gì "bất thường" đang diễn ra, nhưng Nga từ lâu đã bị các bên khác nhau buộc tội là gây nhiễu tín hiệu GPS trong năm nay, cũng như thực hiện nhiều thử nghiệm nhằm thao túng tầng điện ly. Đặc biệt là hợp tác với Trung Quốc càng khiến gia tăng nhiều lo ngại.
Những thử nghiệm trong tháng 6 vừa qua hơi kỳ lạ. Theo Guo Lixin, nhà vật lý tại ĐH Xidian ở Tây An, Trung Quốc, nhận định: "Đối với Trung Quốc, sự hợp tác quốc tế như vậy là rất hiếm. Công nghệ liên quan là quá nhạy cảm".
Tầng điện ly là lớp bên trên của khí quyển, đóng một phần quan trọng trong cấu trúc khí quyển của Trái Đất, có thể phản xạ những tín hiệu vô tuyến, truyền sóng radio, tác động đến việc thu nhận tín hiệu GPS,...
Tham khảo nguồn: Sciencealert, Earth and Planetary Physics