Bầu cử Nghị viện châu Âu: Lãnh đạo Pháp, Đức hứng đòn đau

Bình Giang |

Kết quả mà phe cực hữu giành được trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu ngày 9/6 khiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron quyết định giải tán quốc hội và kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử quốc gia sớm và làm tăng thêm tính bất định cho định hướng chính trị của châu Âu trong tương lai.

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Lãnh đạo Pháp, Đức hứng đòn đau- Ảnh 1.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Getty)

Dù các đảng trung dung, tự do và xã hội chủ nghĩa dự kiến sẽ giữ được đa số trong nghị viện gồm 720 ghế, nhưng cuộc bầu cử đã giáng một đòn mạnh vào các nhà lãnh đạo của cả Pháp và Đức, đặt ra câu hỏi về cách hai cường quốc này có thể thúc đẩy các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) trong chặng đường 5 năm tới.

Chấp nhận mạo hiểm để có cơ hội tái lập quyền lực của mình, Tổng thống Macron kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội, với vòng đầu tiên diễn ra vào ngày 30/6.

Giống như ông Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng vừa phải trải qua một đêm đau đớn khi đảng Dân chủ Xã hội của ông nhận được kết quả tồi tệ nhất từ trước đến nay, chịu mất mặt trước phe bảo thủ chính thống AfD.

Ngược lại, Thủ tướng Ý Giorgia Meloni được củng cố vị thế nhờ nhóm Anh em Ý, theo kết quả thăm dò tại điểm bầu cử.

Một sự thay đổi theo hướng thiên hữu trong Nghị viện châu Âu có thể gây khó cho nỗ lực thông qua luật mới để ứng phó với các thách thức an ninh, đối phó với biến đổi khí hậu hoặc cạnh tranh công nghiệp với Trung Quốc và Mỹ.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng mà các đảng theo chủ nghĩa dân tộc hoài nghi về đồng euro sẽ phụ thuộc vào khả năng vượt qua những khác biệt và làm việc cùng nhau.

Một cuộc thăm dò tại điểm bầu cử cho thấy đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu sẽ là nhóm chính trị lớn nhất trong cơ quan lập pháp mới, giành được 5 ghế cho 189 đại biểu.

Tại Ba Lan, Liên minh dân sự theo đường lối trung dung của Thủ tướng Donald Tusk, một thành viên của EPP, giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu. Ở Tây Ban Nha cũng vậy, khi đảng Nhân dân trung hữu, cũng là một phần của EPP, dẫn đầu, vượt lên Thủ tướng Pedro Sanchez.

Những kết quả đó là tin vui cho bà Ursula von der Leyen, người đang muốn có thêm 1 nhiệm kỳ 5 năm với vai trò chủ tịch Ủy ban châu Âu.

Tuy nhiên, bà Von der Leyen có thể vẫn cần sự hỗ trợ từ một số nhóm theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu, như Anh em Ý của bà Meloni để có đa số trong nghị viện, mang lại cho bà Meloni và phe Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) vị thế cao hơn.

Kết quả khảo sát cho thấy đảng Xã hội và đảng Dân chủ trung tả có thể trở thành nhóm chính trị lớn thứ hai, dù họ mất 4 ghế để chỉ còn 135.

Các nhà quan sát chính trị cho rằng nguyên nhân của những thay đổi này là do chi phí sinh hoạt tăng cao, lo ngại về dòng người di cư, chi phí của quá trình chuyển đổi xanh cũng như cuộc xung đột ở Ukraine.

Theo Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại