Bầu cử Hồng Kông - Mối lo tiềm tàng của Trung Quốc

Cao Lực |

Hôm 4-9, cuộc bỏ phiếu bầu thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã thu hút được lượng cử tri kỷ lục.

Bầu cử diễn ra trong bối cảnh thế hệ ứng viên và cử tri trẻ tìm cách thúc đẩy Hồng Kông hành xử độc lập, dẫn đến căng thẳng với chính quyền Trung Quốc.

Lượng cử tri kỷ lục khiến nhiều điểm bỏ phiếu tắc nghẽn. Một số cử tri phải chờ hàng giờ để được bỏ phiếu.

Hồng Kông đang hỗn loạn. Tôi muốn làm điều gì đó để cải thiện tình hình, giúp đỡ thế hệ sau và cả bản thân tôi” – Maicy Leung, 28 tuổi, cho biết trong lúc xếp hàng bỏ phiếu.

Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997 theo thoả thuận “một quốc gia, hai chế độ” hứa hẹn duy trì quyền tự do và luật pháp riêng cho trung tâm tài chính thế giới trong vòng ít nhất 50 năm, nhưng trao quyền kiểm soát cuối cùng cho Bắc Kinh.

Ủy ban Các vấn đề Bầu cử Hồng Kông cho biết 2,2 triệu cử tri - chiếm 58% trong số 3,8 triệu cử tri đủ tư cách - đã đi bỏ phiếu, tăng 5% so với năm 2012 và là con số kỷ lục trong các cuộc bầu cử lập pháp kể từ 1997.

Tỉ lệ gia tăng nói trên cũng phản ánh được sự bất mãn gia tăng của cử tri và sức hút của các ứng viên, trong đó có cả những người thuộc các nhóm cấp tiến mới lập. .

Nổi bật là một nhóm khoảng 20 người ủng hộ dân chủ đang thúc đẩy một chương trình nghị sự phản đối Trung Quốc và hứa hẹn trở thành một thế lực mới trong cơ quan lập pháp.

Kết quả sơ bộ cho thấy một số ứng viên ủng hộ dân chủ có thể giành chiến thắng. Kết quả chính thức của cuộc bầu cử sẽ được công bố vào cuối ngày 5-9.

Ngoài ra, ít nhất 3 nhà hoạt động trẻ với đường lối rời xa Bắc Kinh được dự đoán giành ghế. Trong số này có Nathan Law, 23 tuổi, thủ lĩnh phong trào "Cách mạng Dù" và đồng sáng lập đảng Demosisto. Joshua Wong cũng góp phần thành lập Demosisto nhưng chưa đủ tuổi ra ứng cử.

Bầu cử Hồng Kông - Mối lo tiềm tàng của Trung Quốc - Ảnh 1.

Cuộc bầu cử hôm 4-9 thu hút lượng cử tri kỷ lục. Ảnh: Reuters

Tình hình chính trị đã diễn biến phức tạp hơn. Điều này cho thấy người Hồng Kông ngày càng muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Trung Quốc” – ông Wong Yuk-man, người đứng đầu nhóm ủng hộ dân chủ Civic Passion khẳng định.

Phe đối lập của Hồng Kông đang kiểm soát 27/70 ghế tại cơ quan lập pháp. Nhiều người cho rằng cuộc biểu tình “Cách mạng dù” do sinh viên dẫn đầu vào năm 2014 là một bước ngoặt của tình hình chính trị ở Hồng Kông.

Kể từ đó, nhiều thanh niên bất mãn đã công khai chỉ trích những gì mà họ xem là hành động can thiệp của Trung Quốc nhằm kiềm chế bất đồng chính kiến ​​và tự do dân sự. Điều này dẫn đến sự cực đoan hóa trong chính trị, từ đó dẫn đến một số cuộc biểu tình bạo lực và bạo động.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại