Rối loạn chức năng cương dương
Bạn có biết người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị rối loạn cương dương. Thậm chí bệnh tim mạch cũng là một yếu tố nguy cơ khác của rối loạn cương dương. Vì vậy, nếu bạn đang có triệu chứng rối loạn cương dương như không thể duy trì cương cứng, ham muốn thấp, hãy đi kiểm tra hàm lượng đường huyết và khám tim.
“Cậu bé” mất độ nhạy
Điều này xảy ra theo tuổi, tuy nhiên, không biết chắc chắn độ nhạy của dương vật sẽ giảm như thế nào theo thời gian. Nhưng nếu bạn đang ở độ tuổi 30-40 và cảm thấy mất độ nhạy dương vật, đó có thể là dấu hiệu testosteron thấp.
Tình trạng này có thể điều trị bằng thuốc để giúp tuyến sinh dục tiết ra hormon testosteron. Trên thực tế, một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người cắt bao quy đầu có độ nhạy dương vật thấp với cácg cơn đau và khó chịu, ảnh hưởng tới đời sống tình dục.
Không đạt cực khoái
Nếu bạn không thể đạt cực khoái, có nghĩa là có vấn đề ở tuyến tiền liệt. Tình trạng này được gọi là quả bóng xanh hoặc tắc tuyến tiền liệt - xảy ra khi lưu thông máu không đều ở cơ quan sinh dục và tinh hoàn bị phì đại. Sự khó chịu chỉ giảm khi máu kẹt lại được giải phóng nhờ can thiệp y tế.
“Cậu bé” teo lại khi có thay đổi nhiệt độ
Nam giới thường được khuyên giữ cho vùng kín thoáng mát, tránh mặc quần lót chật hoặc ngồi trong phòng tắm hơi lâu vì có thể ảnh hưởng tới sự sản sinh tinh trùng.
Nhưng nếu bạn cảm thấy dù đã tránh những điều này, cậu bé vẫn co lại khi có thay đổi nhiệt độ như quá nóng hoặc quá lạnh, điều đó có thể do thiếu lưu thông máu tới khu vực này, ảnh hưởng tới sản sinh tinh trùng và khiến bạn bị vô sinh.
“Cậu bé” không cương vào buổi sáng
Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới bị trầm cảm ít cương cứng vào buổi sáng hơn những người không trầm cảm. Điều này dẫn đến ham muốn thấp và những rắc rối khi quan hệ tình dục.
(Theo THS)