Tên lửa S-300V Venezuela "vươn bàn tay tử thần": Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần

Bình Nguyên |

Lực lượng phòng không Quân đội Venezuela vừa tổ chức đợt diễn tập kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống vũ khí trong đó gồm cả tổ hợp tên lửa phòng không S-300V.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 1.

Lực lượng phòng không Venezuela được trang bị khá nhiều vũ khí hiện đại. Đáng chú ý nhất đó chính là những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 2.

S-300V là hệ thống tên lửa phòng không di động đa kênh tầm xa có khả năng kháng nhiễu cao, bảo đảm năng lực phòng không hữu hiệu trong mọi điều kiện thời tiết, mọi thời điểm và môi trường chiến đấu bị chế áp điện tử mạnh trước các loại vũ khí tiến công đường không và tên lửa đường đạn chiến thuật chiến dịch của đối phương.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 3.

Với biên chế cơ bản bao gồm 4 xe mang phóng 9A83-1, 4 xe bệ chở đạn 9A84, 2 xe mang phóng 9A82 và 2 xe bệ chở đạn 9A85, một hệ thống tên lửa phòng không S-300V sẽ có tổng cơ số đạn tên lửa sẵn sàng phóng là 32 đạn 9M83 và 8 đạn 9M82. Tầm bắn xa nhất đạt tới 100km. S-300V có thể tiêu diệt mục tiêu đường đạn ở cự ly tới 40km

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 4.

Ngoài tên lửa S-300V, phòng không Venezuela còn được trang bị nhiều tổ hợp tên lửa phòng không Pechora-2M (S-125-2M) được nâng cấp tính năng chiến đấu cho nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu trước các cuộc tấn công đường không có sử dụng chế áp điện tử phức tạp do máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang và tên lửa hành trình các loại (gồm cả loại có tính năng tàng hình) của đối phương tiến hành.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 5.

Mỗi tiểu đoàn hỏa lực SM-RB-125-2M gồm: - Tới 8 xe bệ tự hành bánh hơi loại 5P73-2M với mỗi xe bệ mang 2 rãnh phóng; Tới 8 xe chở đạn Ural-4210; Đạn tên lửa phòng không 5V27D/5V27DE;

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 6.

Hệ thống còn có xe sửa chữa lưu động PRM-NM1A với bộ dụng cụ sửa chữa và linh kiện dự phòng, các loại cáp và một bộ đồ bảo hộ chống xạ vô tuyến điện từ. Với việc trang bị thêm 01 xe an-ten tự hành bánh hơi UNV-2M, hệ thống Pehocra-2M có khả năng tăng gấp đôi số kênh điều khiển: 2 kênh điều khiển 4 đạn tên lửa xạ kích đồng thời 2 mục tiêu.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 7.

Diện tích phản xạ radar hiệu dụng của mục tiêu (m2): 0,1 – 0,15; Vùng hỏa lực (km): - Cự ly: 3,5 - 32km; - Độ cao: 0,02 - 20km.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 8.

Một loại radar cảnh giới nhìn vòng do Trung Quốc chế tạo

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 9.

Vì lý do bảo mật, màn hình hiện sóng của hệ thống radar đã bị xóa mờ.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 10.

Các sĩ quan, chiến sĩ phòng không Venezuela đều đeo khẩu trang 100% để phòng dịch COVID-19.

Tên lửa S-300V Venezuela vươn bàn tay tử thần: Chiến đấu cơ lạ đừng dại dột lại gần - Ảnh 11.

Các loại vũ khí, khí tài có trong biên chế của phòng không Venezuela rất hiện đại, khiến nhiều nước thèm muốn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại