Bất ngờ trước độ sâu rocket diệt ngầm của tàu chiến Việt Nam

Tuấn Vũ |

Là một trong những vũ khí chủ lực trên tàu săn ngầm Petya-II/III của Việt Nam, rocket RBU-6000 có thể tấn công mục tiêu ngầm ở độ sâu tối đa 500 m.

Diệt mọi loại tàu ngầm

Theo những thông tin được công khai, vũ khí chống ngầm trên tàu Petya của Hải quân Việt Nam bao gồm: 2 hệ thống pháo phòng hạm AK-726, 2 hệ thống rocket săn ngầm phóng loạt RBU-6000 và 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 400 mm.

RBU-6000 là hệ thống rocket chống tàu ngầm do Viện Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moskva thiết kế, phát triển, chính thức đưa vào phục vụ năm 1961.

Dù ra đời khá lâu nhưng RBU-6000 hiện vẫn còn dùng phổ biến trên các tàu chiến mới - cũ của Hải quân Nga và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hệ thống được kết cấu với giàn phóng với ống cỡ 213 mm bắn các quả bom chống tàu ngầm (gắn động cơ đẩy) RGB-60 nặng 110 kg, lắp đầu nổ nặng 25 kg đạt tầm bắn 350 m - 5,8 km, chống mục tiêu ở độ sâu 10 m - 500 m.

 Bất ngờ trước độ sâu rocket diệt ngầm của tàu chiến Việt Nam  - Ảnh 1.

Tàu Petya Việt Nam phóng rocket diệt ngầm

Hệ thống được điều khiển từ xa thông qua bộ phận điều khiển tác chiến với các ống phóng xếp cạnh nhau theo hình móng ngựa. Nó có thể phóng theo loạt định 1, 2, 4, 8 hay 12 quả một lần và việc nạp đạn được tự động hoàn toàn với hệ thống nạp đạn nằm ngay bên dưới trong thân tàu có thể chứa từ 72 đến 96 quả.

Khi sử dụng hết đạn, hệ thống sẽ tự động nạp đạn, hệ thống sẽ gấp lại đưa các ống vào vị trí thẳng góc 90 độ so với sàn tàu để các quả bom được đẩy vào từ hệ thống nạp bên dưới trước khi trở về chỗ cũ.

Góc bắn giới hạn của hệ thống là -15 độ - 60 độ theo chiều dọc còn khi nạp đạn nó sẽ gấp đến 90 độ, góc xoay là 0 độ - 180 độ theo chiều ngang và tốc độ quay là 30 độ/giây.

Mặc dù với tầm bắn khá ngắn, ít có hiệu quả cao trong tác chiến chống tàu ngầm hiện đại nhưng RBU-6000 vẫn hữu hiệu trong chống ngư lôi, người nhái và khi cần có thể dùng để pháo kích bờ biển.

Nâng cấp mới

Để tăng cường khả năng chiến đấu trong chiến tranh hiện đại, Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp hệ thống thủy âm trên hạm đội tàu săn ngầm Petya. Theo Daily News, công ty Bharat Electronics Limited (BEL) của Ấn Độ đang đàm phán bán các hệ thống định vị thủy âm BEL HMS-X2 cho Việt Nam.

Nếu được trang bị hệ thống HMS-X2, khả năng phát hiện và diệt mục tiêu ngầm của tàu Petya sẽ được tăng lên rất nhiều. 

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, hệ thống định vị thủy âm HMS-X2 có thiết kế khá nhỏ gọn và có thể được tích hợp dễ dàng trên nhiều mẫu tàu chiến khác nhau, như tàu hộ vệ chống ngầm, tàu tuần tra ven biển và tàu tuần tra thông thường.

Những hệ thống định vị thủy âm do BEL sản xuất đều được trang bị rộng rãi trên các tàu chiến của Hải quân Ấn Độ. Hệ thống BEL HMS-X2 sử dụng chủ yếu công nghệ định vị thủy âm chủ động kết hợp cả với thụ động.

Được biết, năm 2014 Ấn Độ cũng đã cung cấp hệ thống định vị thủy âm mới cho Hải quân Myanmar với giá trị ước tính khoảng 29 triệu USD (không rõ số lượng).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại