Bất ngờ phát hiện "siêu quần thể" hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực

Hoa Hướng Dương |

Chính vị trí hẻo lánh của hòn đảo đã giúp chim cánh cụt phát triển mạnh mẽ.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một "siêu quần thể" chim cánh cụt Adélie chưa từng được biết đến trước đó ở Nam Cực, và điều này khiến họ thật sự rất bất ngờ.

Phát hiện bất ngờ về "siêu quần thể" chim cánh cụt ở Nam Cực

Các nhà khoa học cho rằng "siêu bầy" chim cánh cụt này có thể đã không bị tác động của biến đổi khí hậu làm giảm số lượng trong vài thập kỷ trở lại đây như các nơi khác ở Nam Cực.

Theo đó, nhóm chim cánh cụt này được tìm thấy ở một hòn đảo hẻo lánh có tên đảo Danger, nơi ít chịu tác động của biến đổi khí hậu và tác động từ con người nhất so với các nơi khác ở Nam Cực.

Bất ngờ phát hiện siêu quần thể hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực - Ảnh 1.

"Siêu bầy" chim cánh cụt. Ảnh: Tom Hart/Oxford University/Penguinwatch

Hòn đảo này nằm cách xa phần lục địa chính ở Nam Cực là Antarctic Peninsula và vô cùng hẻo lánh vì được bao quanh bởi lớp băng biển dày.

Chính điều này khiến cho bầy chim cánh cụt trở nên tách biệt với phần còn lại của thế giới mà phải tới tận hôm nay, chúng ta mới có thể phát hiện ra.

Xem video:

Hàng triệu con chim cánh cụt Adélie được phát hiện ở hòn đảo Danger. Nguồn: Fox News

"Đến tận gần đây, hòn đảo Danger vẫn chưa được biết đến là nơi sinh sống quan trọng của loài chim cánh cụt", nhà sinh thái học - giáo sư Heather Lynch tại Đại Học Stony Brook chi hay.

Nhưng khi các nhà khoa học chú ý thấy những dấu hiệu lạ từ hình ảnh của vệ tinh NASA về hòn đảo, bí mật này mới được hé lộ. Một cuộc viễn chinh đã được giáo sư Lynch cùng một nhóm các nhà khoa học đã lên đường tới hòn đảo.

Họ đã vô cùng bất ngờ khi đặt chân lên hòn đảo với vô số tổ chim trên mặt đất và sau đó là cảnh hàng triệu con chim cánh cụt xuất hiện.

Bất ngờ phát hiện siêu quần thể hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực - Ảnh 3.

Hình ảnh chim cánh cụt từ trên cao. Ảnh: Thomas Sayre-McCord /WHOI /MIT

Hòn đảo Danger hẻo lánh nhưng lại là nơi an toàn với loại chim cánh cụt

Sử dụng hình ảnh chụp được từ trên cao của thiết bị không người lái, các nhà khoa học đã tính được tổng số chim cánh cụt đang sinh sống trên hòn đảo này là 751.525 cặp chim cánh cụt, nhiều hơn cả phần còn lại của bán đảo Peninsula.

Giáo sư Michael Polito, một nhà sinh thái học tại Đại học Bang Louisiana, người trực tiếp tham gia nhóm nghiên cứu thốt lên: "Thật đáng ngạc nhiên về số lượng chim cánh cụt Adélie trên hòn đảo này!".

Bất ngờ phát hiện siêu quần thể hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực - Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu sử dụng thiết bị không người lái để nghiên cứu. Ảnh: Alex Borowicz/Stony Brook University

Trong nhiều thập kỷ gần đây, các nhà khoa học tin rằng số lượng chim cánh cụt Adélie đã giảm đi đều đặn do tác động của biến đổi khí hậu và con người, tuy nhiên phát hiện mới này đã khiến họ phải thay đổi quan điểm này.

Chính vị trí hẻo lánh, cách biệt với phần còn lại của thế giới lại giúp cho bầy chim cánh cụt phát triển mạnh mẽ hơn các nơi khác ở Nam Cực và bảo vệ chúng dưới các tác động tiêu cực từ môi trường cũng như con người.

Bất ngờ phát hiện siêu quần thể hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực - Ảnh 5.

Rachael Herman / Stony Brook University / Louisiana State University

Giáo sư Michael Polito, nhà sinh thái học tại Đại học Bang Louisiana cho biết:

"Không chỉ hòn đảo Danger nắm giữ quần thể chim cánh cụt Adélie lớn nhất Antarctic Peninsula, loài chim này còn không chịu tác động làm giảm số lượng như phía Đông Antarctic Peninsula, nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu".

Tiến sĩ Tom Hart bổ sung thêm: "Điều chúng ta thấy ở phía Tây Antarctic Peninsula này hoàn toàn tương phản với loài chim cánh cụt Adélie phía Đông Antarctic Peninsula".

Điều này cho thấy loài chim cánh cụt thích nghi tốt hơn trong môi trường ít bị tác động bởi con người và các nhà môi trường học cần phải bảo vệ được khu vực biển Weddell - nơi có hòn đảo Danger hẻo lánh.

Bất ngờ phát hiện siêu quần thể hơn 1,5 triệu con chim cánh cụt chưa từng biết ở Nam Cực - Ảnh 6.

Michael Polito / Louisiana State University

"Khám phá lý thú này cho chúng ta thấy còn có rất nhiều điều kỳ diệu chúng ta còn phải nghiên cứu về loài vật biểu tượng của băng giá". Người đứng đầu chương trình Rod Downie cho biết.

"Nhưng chúng ta cũng phải tăng cường bảo vệ môi trường nước tại vùng biển Nam Cực nhằm bảo vệ loài chim cánh cụt Adélie khỏi hai mối nguy hại của việc đánh bắt cá quá mức và biến đổi khí hậu".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Businessinsider, Sciencealert, Independent.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại