Bất ngờ phát hiện dải san hô ngầm khổng lồ tại vùng Amazon

Cẩm Mai |

Chúng ta thường biết đến san hô sống trong lòng biển nước mặn, thật bất ngờ khi các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một dải san hô ngầm dưới lòng sông Amazon.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế mới phát hiện một dải san hô ngầm dài 1.000km dưới lòng cửa sông Amazon âm u và đầy bùn lầy.


Mặt nước một đoạn sông Amazon.

Mặt nước một đoạn sông Amazon.

Phát hiện không ngờ tới này chứng minh mọi dạng vật chất đều có thể tồn tại trên bề mặt Trái Đất. Thế giới tự nhiên vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà con người chưa biết đến.

Trong trường hợp này, bọt biển lớn và san hô ngầm phát triển lan dài từ phái nam đầu mũi French Guiana đến bang Maranhão Brazil.

Tin vui về phát hiện ra dải san hô mới đến cùng lúc với tin buồn: các nhà khoa học mới thừa nhận rằng 93% dải san hô lớn Great Barrier Reef đang bị phai màu, phần lớn không phục hồi được.

Giới khoa học vui mừng vì phát hiện ra dải san hô mới, song cũng nảy sinh lo lắng: làm sao để giữ được chúng?


Những nhánh san hô đầu tiên lấy được.

Những nhánh san hô đầu tiên lấy được.

Có lẽ dải san hô ngầm vẫn còn chưa được phát hiện hết vì vùng cửa sông Amazon khá phức tạp. Không phải nước của mọi con sông đều đổ ra đại dương hàng ngày, khoảng 1/5 lượng nước đổ ra cửa sông Amazon.

Cho nên, các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và rác thải đều dồn về dọc con sông dài 6.992km theo gió xuyên qua rừng và đất trồng trọt Nam Mỹ. Nước sông chở theo nhiều bùn và tảo

Phát hiện mới này làm nhà hải dương học Rodrigo Moura, người Brazil, nhớ lại một bài báo cách đây gần 40 năm nói về những loại cá và bọt biển ngầm dưới cửa sông Amazon. Những loại này độc đáo như hệ động thực vật trên quần đảo Caribbe.

Sau bài báo đó, không có ai để tâm nghiên cứu. Có lẽ đó là phát hiện ban đầu về dải san hô.

Các nhà nghiên cứu đều ngạc nhiên khi phát hiện ra dải san hô, cùng với bọt biển, con sao và cá ở cực bắc Brazil – nơi luôn khuất ánh mặt trời.

Sau phát hiện này, bà Rodrigo Moura và các nhà khoa học Brazil sẽ suy nghĩ đến khía cạnh sinh vật học của san hô ngầm thay đổi theo vị trí và lượng ánh nắng mặt trời.

Mỗi vị trí ở Amazon có sự khác nhau rất lớn về môi trường sinh thái. Phía nam mỗi năm chỉ có 3 tháng có ánh nắng nên có thể quang hợp được nhiều hơn. (Hầu hết san hô sống cộng sinh với tảo quang hợp trong lỗ chân lông của san hô).

Do đó, phía nam dải san hô có nhiều san hô sừng và các loại san hô màu.


Cận cảnh một loại san hô dưới lòng sông Amazon.

Cận cảnh một loại san hô dưới lòng sông Amazon.

Phía bắc dải san hô có nhiều bọt biển và sinh vật ăn thịt, bị bùn chắn ánh nắng trong suốt hơn nửa năm.

Giáo sư hải dương học và biến đổi khi hậu Patricia Yager thuộc trường ĐH Georgia (Mỹ) đã viết một bài báo về phát hiện mới đăng lên trang báo khoa học The Atlantic.

Tuy nhiên, báo cáo khoa học về phát hiện mới không có thông tin về loại san hô mới nào.

Nhà hải dương học kiêm nhà nghiên cứu san hô Rebecca Albright thuộc Viện Khoa học Carnegie, không tham gia nhóm phát hiện dải san hô mới, đã xác nhận thông tin và coi đó là kỳ tích lớn.

Nguồn: Science Alert, ZME Science

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại