Bất ngờ lý do S-400 “im hơi lặng tiếng” trước F-35 của Mỹ và điều thúc đẩy Nga vội vã khai sinh S-500

Vũ Thu Hương |

Dù trên lý thuyết, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-400 có thể phát hiện ra các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ ở khoảng cách từ 200-250km nhưng hóa ra vũ khí này được triển khai ở Syria không thể thực hiện điều này.

Không phát hiện ra F-35 ở khoảng cách 200-250km

Theo Uawire, mặc dù trên lý thuyết, các báo cáo cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga S-400 có thể phát hiện ra các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ ở khoảng cách từ 200-250km nhưng hóa ra vũ khí này được triển khai ở Syria không thể thực hiện điều này.

Trang tin chuyên về khu vực Trung Đông Al-Masdar cũng cảnh báo rằng việc hệ thống phòng thủ S-500 được Nga sớm khai sinh là chính bởi S-400 không thể ngăn chặn máy bay "tàng hình" của Mỹ.

"Được biết hệ thống phòng thủ S-500 của Nga chính là đòn đáp của Moscow với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ vốn đang được sử dụng", tờ Al-Masdar viết.

Dù những chuyến bay đều đặn của tiêm kích Mỹ, Anh, Israel F-35 trong khu vực được bao phủ bởi S-400, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy S-400 có thể phát hiện ra các tiêm kích ở khoảng cách 200-300km và điều này gây nhiều tranh luận trái chiều trong giới chuyên gia Nga.

Tạo ra lỗ hổng lớn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Khi Tổng thống Trump gặp nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại Nhà Trắng hôm qua, S-400 trở thành chủ đề gây tranh cãi giữa hai phe đối lập quan điểm.

Hệ thống phòng thủ S-400 có thể tiêu diệt máy bay, máy bay không người lái và tên lửa trên trời ở khoảng cách gần 250 dặm. Nga từng dùng vũ khí này để bảo vệ các mục tiêu chiến lược nhất của mình.

Hiện ông Erdogan muốn mua hệ thống này để bảo vệ tương tự với Thổ Nhĩ Kỳ và quyết định này đã gây tức giận cho các thành viên NATO.

Được giới thiệu vào năm 2007, S-400 luôn trở thành vũ khí để bảo vệ tiền tiêu hàng đầu của Nga. S-400 lần đầu được triển khai bảo vệ không phận Moscow và sau đó là các căn cứ Nga ở Kalingrad.

Khi Nga tham gia vào cuộc nội chiến Syria, Moscow đang gửi S-400 tới quốc gia Trung Đông này để bảo vệ lực lượng quân nhân cũng như đồng minh của nước này, Tổng thống Syria Assad.

Một số nước cũng bày tỏ sự quan tâm và bày tỏ nguyện vọng mua hệ thống phòng thủ của Nga. Trong số các nước mua vũ khí này có Trung Quốc (ký mua năm 2015), Ấn Độ (ký mua năm 2016). Mỗi tiểu đoàn S-400 thường có 8 bệ phóng, 32 tên lửa cùng trạm chỉ huy di động.

Quyết định của Ankara trong việc mua S-400 gây nhiều chỉ trích bởi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của NATO. S-400 cũng khiến Mỹ đình chỉ việc bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Lý do khiến Mỹ phản đối Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 là bởi nước này cho rằng vũ khí có thể gây nguy hại cho hệ thống vũ khí của các nước NATO.

Bởi S-400 có thể gây nguy hại cho F-35 nên Mỹ đã loại Ankara ra khỏi chương trình mua vũ khí này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại