Bất ngờ: Ka-52 Alligator đang là "gánh nặng" của Không quân Nga

Quang Hưng |

Đến giữa năm 2024, Nga đã mất khoảng 60 chiếc Ka-52.

Tại diễn đàn Army-2024 ở Moskva, nhà sản xuất trực thăng Kamov đã giới thiệu phiên bản nâng cấp mới của trực thăng Ka-52, được gọi là Ka-52E. Kamov nhấn mạnh rằng biến thể "E" hiệu quả hơn nhờ hệ thống quang điện tử được sắp xếp hợp lý, không chỉ nhỏ gọn hơn so với phiên bản trước mà còn tích hợp thiết bị quang học và nhiệt tiên tiến. Bản nâng cấp này có thể được áp dụng cho cả các mẫu cũ hơn bằng cách thay thế thiết bị quang điện tử hiện có của chúng.

Bất chấp những tiến bộ này, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về hiệu suất của Ka-52 Alligator ở Ukraine. Đến giữa năm 2023, Nga đã mất khoảng 40 trực thăng Ka-52 Alligator kể từ khi bắt đầu xung đột với Ukraine. Một số nguồn tin cho rằng đến giữa năm 2024, con số này có thể đã vượt quá 60 chiếc. Tổn thất này chiếm khoảng 30-35% số trực thăng Ka-52 đang hoạt động của Nga.

Bất ngờ: Ka-52 Alligator đang là "gánh nặng" của Không quân Nga - Ảnh 1.

 

Ka-52 được đánh giá cao hơn nhiều so với Mi-28 nhờ hệ thống rotor chính có thiết kế đặc biệt. Thiết kế rotor quay ngược chiều nhau cho phép Ka-52 thực hiện các thao tác phức tạp với độ ổn định và khả năng phản ứng ấn tượng, khiến nó đặc biệt hiệu quả khi bay ở độ cao thấp. Tuy nhiên, bất chấp lợi thế nhanh nhẹn, Ka-52 vẫn phải chịu nhiều tổn thất ở Ukraine vì những lý do khác.

Những lý do chính

Đầu tiên, trực thăng Ka-52 đã được triển khai với cường độ cao trên chiến trường. Là trực thăng tiên tiến nhất của Nga, Ka-52 đã được giao nhiệm vụ tấn công nhiều mục tiêu, bao gồm xe tăng, xe bọc thép cho đến các vị trí kiên cố. Tần suất triển khai cao hơn đã làm tăng khả năng tiếp xúc của trực thăng với các hệ thống phòng không của Ukraine, đặc biệt là các hệ thống phòng không di động (MANPADS) như Stingers và Iglas.

Bất ngờ: Ka-52 Alligator đang là "gánh nặng" của Không quân Nga - Ảnh 2.

 

Thứ hai, chiến lược hoạt động tầm thấp của Ka-52, mặc dù khi bay thấp giúp trực thăng tránh bị radar phát hiện, nhưng lại dễ bị các hệ thống phòng không tầm ngắn và vũ khí phòng không Ukraine tấn công. Ngược lại, Mi-28 được sử dụng với vai trò chiến thuật khác nên ít được triển khai ở các khu vực nguy hiểm, vì vậy mà chịu ít tổn thất hơn.

Cuối cùng là những lo ngại về các tính năng sống sót của Ka-52. Mặc dù có lớp giáp chắc chắn và hệ thống mồi nhử tiên tiến, nhưng hệ thống rotor đồng trục đặc biệt của Ka-52 đang vô tình làm tăng độ rủi ro trong các tình huống chiến đấu. Hư hỏng rotor chính trên Ka-52, đặc biệt là từ máy bay không người lái hoặc hỏa lực phòng không của đối phương, có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc hơn so với thiết kế rotor truyền thống của Mi-28.

Một số nguyên nhân khác

Bên cạnh việc Ka-52 được triển khai rộng rãi ở tiền tuyến và hoạt động ở độ cao thấp, một số yếu tố khác cũng góp phần khiến loại trực thăng này chịu nhiều tổn thất hơn ở Ukraine so với Mi-28.

Bất ngờ: Ka-52 Alligator đang là "gánh nặng" của Không quân Nga - Ảnh 3.

 

Ka-52 được chế tạo để tấn công trực tiếp vào các mục tiêu trên mặt đất, thường xuyên hoạt động trong môi trường chiến đấu khắc nghiệt. Chiếc trực thăng tiên tiến này thường được sử dụng cho các nhiệm vụ có rủi ro cao, chẳng hạn như săn xe tăng và hỗ trợ trên không tầm gần, khiến nó thường xuyên phải giáp mặt với các hệ thống phòng không nguy hiểm của Ukraine.

Ukraine đã thiết lập được mạng lưới phòng không cực kỳ hiệu quả, kết hợp cả hệ thống di động và các tổ hợp lớn hơn như S-300 và Buk, cùng với các công nghệ hiện đại của phương Tây. Trong khi đó, các nhiệm vụ chủ yếu của Ka-52 lại rất gần tiền tuyến và ở độ cao thấp hơn, khiến nó trở thành mục tiêu thường xuyên hơn của các hệ thống phòng thủ này. Còn Mi-28 thường hoạt động ở độ cao lớn hơn hoặc trong các nhiệm vụ ban đêm, ít phải đối mặt với các mối đe dọa từ các hệ thống phòng không hơn.

Ka-52 tự hào với các hệ thống chiến đấu và phòng thủ tiên tiến, tuy nhiên không phải lúc nào những hệ thống này cũng đủ khả năng chống lại các mối đe dọa tinh vi như tên lửa Stinger do phương Tây cung cấp. Ngay cả với các biện pháp đối phó hiện đại, các trực thăng hoạt động ở Ukraine vẫn rất dễ bị tấn công bằng tên lửa dẫn đường.

Bất ngờ: Ka-52 Alligator đang là "gánh nặng" của Không quân Nga - Ảnh 4.

 

Việc duy trì một phi đội trực thăng trong điều kiện thời chiến là một nhiệm vụ đầy thách thức. Các hệ thống tiên tiến và cấu hình rotor phức tạp của Ka-52 đòi hỏi phải bảo dưỡng nhiều. Trong khi đó Quân đội Nga phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc duy trì hoạt động hậu cần và bảo đảm, những chiếc Ka-52 bị hư hỏng có thể sẽ bị bỏ lại, điều này càng góp phần làm tăng tỷ lệ tổn thất.

Tóm lại, sự linh hoạt và hỏa lực của Ka-52 là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, những hạn chế về mặt sử dụng chiến thuật triển khai, cùng thiết kế đặc biệt, những khó khăn trong việc bảo đảm hậu cần và sự phức tạp từ thực tế chiến trường, đã và đang khiến Ka-52 trở thành một gánh nặng đối với Quân đội Nga.

Quang Hưng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại