Khỉ Nhật Bản (Macaca fuscata yakui ), còn được gọi là khỉ khổng lồ gần đây đã được các nhà sinh vật học quan sát thấy rằng chúng có thể cưỡi trên đầu và lưng của hươu sika (Cervus nippon yakushimae). Hai loài này đã chung sống hòa bình với nhau trong các khu rừng ở Nhật Bản trong khoảng thời gian rất dài.
Mối quan hệ giữa chúng vô cùng chặt chẽ và luôn là có lợi cho cả hai: hươu ăn hạt và trái cây do khỉ đánh rơi để đổi lấy việc khỉ có thể chải lông và loại bỏ ký sinh trùng khỏi những người con hươu (mục đích chính là để thu gom muối trên cơ thể của những con hươu). Đôi khi, những con hươu cũng chấp nhận cho những con khỉ này cưỡi lên lưng để di chuyển khi chúng đi cùng đường.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng tình bạn của hai loài vật này còn nhiều thứ đang lưu tâm hơn là những quan sát và giao tiếp bằng mắt.
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng động lực của mối quan hệ đôi bên cùng có lợi này giữa khỉ và hươu bắt đầu chuyển sang cách tiếp cận có phần hơi biến thái, những con khỉ bắt đầu coi loài hươu là đồng loại của mình.
Một trong những lần đầu tiên hành vi này được các nhà khoa học quan sát là trên đảo Yakushima, Nhật Bản, vào năm 2015, khi một con khỉ đực cấp thấp cố gắng cưỡi ít nhất hai con hươu cái khác nhau. Trong khi một trong hai con hươu không để ý đến việc con khỉ thực hiện những động tác trên lưng nó, trong khi con còn lại thì phát hiện và bỏ chạy.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã đi sâu tìm hiểu những hành vi kỳ quặc của loài khỉ Nhật Bản. Nhìn chung, họ đã ghi lại tổng cộng 258 lần khỉ cưỡi hươu tại Minoo, phía bắc Osaka, Nhật Bản. Tuy nhiên, điều thú vị là chỉ những con khỉ cái trẻ tuổi mới được phát hiện đang cưỡi hươu sika.
Tác giả chính Noëlle Gunst nói với Inverse rằng có nhiều giả thuyết khác nhau về các yếu tố chính đằng sau mối quan hệ giữa khỉ và hươu. Một giả thuyết cho rằng khỉ Nhật Bản có thể đã trải qua một loại kích thích đặc biệt khi cưỡi và chải lông cho hươu, nên dần dần theo thời gian khỉ đã coi hươu là đồng loại.
Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng không có cách giải thích trên chỉ là phỏng đoán, không có căn cứ khoa học và hành vi này có thể là một thói quen mới của loài khỉ Nhật Bản.
Trước đó, khỉ Nhật Bản đã gây ấn tượng với hầu hết mọi người trên thế giới với khả năng tắm suối nước nóng để vượt qua cái lạnh vào mùa đông. Những con khỉ đực trung bình nặng khoảng 11,3 kg, trong khi con cái nhỏ hơn một chút vào khoảng 8,4 kg.
Những con khi tuyết sinh sống ở những vùng lạnh giá hơn thường có xu hướng nặng hơn. Chiều cao của khỉ đực vào khoảng 57 cm, trong khi khỉ cái là 52 cm. Đuôi của chúng chỉ dài khoảng 9 - 10 cm ở khỉ đực và khoảng 8 cm với khỉ cái. Chúng có một khuôn mặt không phủ lông với nước da màu hồng nhạt. Phần còn lại của cơ thể được bao phủ trong lớp lông dày rậm, thường là màu nâu, xám hoặc vàng.
Khác với hầu hết các loài linh trưởng trên thế giới, khỉ Nhật Bản sống xa hơn về phía bắc, nơi có khí hậu lạnh giá và nhiều tháng tuyết rơi trong năm. Vì vậy, chúng còn được gọi là khỉ tuyết. Từ lâu đã nổi tiếng khôn ngoan, khỉ tuyết Nhật Bản biết rửa củ quả trước khi ăn, thậm chí thường xuyên kéo nhau đi ngâm nước nóng để tránh lạnh.
Trừ vùng á nhiệt đới Okinawa, hầu hết các vùng của Nhật Bản có tuyết rơi vào mùa đông. Gió mùa đông bắc thổi từ lục địa Châu Á tới bị chắn bởi hệ thống núi đồi chạy dọc nước Nhật gây ra tuyết rơi nhiều từ Hokkaido tới trung tâm Honshu. Ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Niigata và Fukushima hay vùng núi của khu vựcHokuriku (Bắc Lục), chuyện tuyết rơi dày 3 mét là bình thường. Tỉnh Niigata là một trong những nơi có nhiều tuyết nhất thế giới với kỉ lục tuyết dày 8mét.
Mùa đông ở Nagano vô cùng lạnh giá. Công viên Jigokudani thường bị băng tuyết bao phủ ít nhất 4 tháng một năm, nhiệt độ có thể hạ xuống tới -15 độ C, tuyết phủ trắng xóa khắp nơi. Tuy nhiên, bầy khỉ tuyết ở đây chẳng hề lo lắng, bởi suối nước nóng ở Jigokudani là thiên đường thực sự của chúng.
Khỉ tuyết là một giống khỉ đặc trưng ở Nhật Bản, thường sinh trưởng ở nơi lạnh giá. Chính vì vậy, chúng tập trung rất nhiều ở Jigokudani. Jigokudani còn được gọi là "Thung lũng địa ngục" vì ở đây có rải rác các hố nham thạch, lỗ phun hơi nóng bốc khói nghi ngút và mùi lưu huỳnh khiến cho khung cảnh núi rừng trở nên quỷ dị và huyền ảo. Vì địa thế đặc biệt nên ở đây sở hữu rất nhiều suối nước nóng tự nhiên hàng đầu Nhật Bản.
Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Linh trưởng, Đại học Kyoto cho thấy, những con khỉ tuyết ở Jigokudani tắm nước nóng không chỉ đơn thuần để làm ấm cơ thể. Tắm nước nóng giúp chúng giảm căng thẳng vì khỉ tuyết thường bị stress nhiều hơn khi phải điều hòa nhiệt độ cơ thể vào mùa đông. Đồng thời, các nhà khoa học chỉ ra rằng ngâm mình trong nước nóng cũng giúp đàn khỉ tăng khả năng sinh sản và sống sót trong mùa đông giá lạnh.