(Ảnh minh họa: Kknews)
Vào những năm đầu thế kỉ 21, trong một lần khai thác công trường mở rộng mặt bằng tại quận Hàm Dương, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, các công nhân ở đây đã tình cờ phát hiện một công trình mộ cổ khá lớn. Sau khi nhận được tin, đội khảo cổ của tỉnh Thiểm Tây ngay lập tức vào cuộc điều tra nghiên cứu.
Lăng Tây Hán (Ảnh: Baidu)
Qua điều tra, đội khảo cổ học xác định đây là một ngôi mộ cổ thời Tây Hán (202 TCN - 9), đã có lịch sử hơn 2.000 năm.
Thông thường, khi khai quật một ngôi mộ cổ, các nhà khoa học sẽ tìm thấy nhiều đồ tùy táng chôn theo người đã khuất, mang lại giá trị nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, ngôi mộ này hoàn toàn trống không khiến các nhà khảo cổ học lắc đầu ngán ngẩm, có lẽ đây cũng chỉ là tàn dư của một vụ trộm mộ.
Những tưởng cuộc khai quật đã đi đến hồi kết thì điều bất ngờ lại xảy, khi các nhà khoa học tiến hành mở nắp quan tài ở trung tâm mộ, cảnh tượng bên trong khiến tất cả những người có mặt vô cùng bất ngờ.
Xác ướp chưa ngủ yên
Chủ nhân của ngôi mộ là một thi thể nữ dù đã hơn 2.000 năm tuổi nhưng cơ thể vẫn được bảo quản trong trạng thái nguyên vẹn, nội tạng của xác ướp dường như không hề chịu sự tàn phá của thời gian.
Trong thời đại công nghệ tiên tiến ngày nay, việc bảo quản cơ thể người đã khuất khỏi sự thối rữa trong một thời gian dài vẫn là một điều vô cùng khó khăn và tốn kém. Vì vậy, vào thời điểm 2.000 năm trước, khi khoa học chưa phát triển, để bảo quản xác ướp một cách hoàn hảo như vậy thực sự là điều không tưởng.
Xác ướp được tìm thấy trong tình trạng ngâm nước lâu ngày (Ảnh minh họa: QQ)
Thực tế, khi lăng mộ này được tìm thấy, toàn bộ thi thể đã bị ngâm nước trong thời gian dài, bên ngoài chỉ đơn giản bôi một lớp thuốc mỡ màu trắng. Nếu chỉ thông qua quan sát, môi trường phía trong quan tài hoàn toàn không phải điều kiện tốt để bảo quản xác ướp, ngược lại, môi trường ẩm ướt lại là điều kiện thúc đẩy quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn.
Không dừng lại ở đó, ngay khi tiến hành mở nắp quan tài, các nhà khoa học đã vô cùng hoảng hốt khi thi thể qua đời hơn 2.000 năm bỗng phát ra tiếng thở dài não nề và tiếng rên rỉ kỳ lạ.
Đây là một hiện tượng chưa từng được phát hiện trước đó, việc một xác ướp biết thở dài là điều vô cùng phi lý. Phải chăng đây là một loại bùa chú thời xưa hay cô gái này đang cảm thấy mệt mỏi khi bị quấy rầy giấc ngủ nghìn thu?
Trí tuệ phi phàm, đi trước thời đại
Sau khi tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết, các chuyên gia đã tìm ra cơ sở khoa học xác đáng lý giải cho hai hiện tượng này.
Đầu tiên, nguyên nhân khiến tử thi không bị thối rữa là do nước ngâm trong quan tài. Trước khi được chôn cất, thi hài được trải qua lễ rửa tội bằng nước biển, sau đó người xưa tiến hành đổ trực tiếp nước biển vào phía trong quan tài để đảm bảo thi thể không bị thối rữa.
Phương pháp này được đánh giá là vô cùng tân tiến, trong nước biển có chứa nhiều muối, thành phần này đã giúp rút nước từ bên trong cơ thể ra bên ngoài và thay thế bằng các phân tử muối. Khi xác chết không còn nước và độ ẩm, môi trường sinh sản của các vi khuẩn bị ức chế, khiến chúng khó sinh sản và tồn tại.
Tử thi được ngâm trong nước biển. Ảnh minh họa: QQ
Ngoài ra, việc ngâm xác chết trong nước cũng có thể sử dụng định luật Casper để lý giải: Khi xác chết bị ngâm trong nước thì tốc độ phân hủy sẽ chậm hơn một nửa so với khi tiếp xúc với không khí.
Ở thời điểm 2000 năm trước, mặc dù chưa có nhiều sự hiểu biết về khoa học nhưng người xưa vẫn có thể tìm ra phương pháp bảo quản độc đáo như vậy khiến các nhà khoa học không khỏi gật đầu thán phục.
Thứ hai, nguyên nhân của tiếng thở dài kỳ lạ là do thi thể bị ngâm trong nước biển lâu ngày, lại nằm trong môi trường kín, hoàn toàn không tiếp xúc với oxy. Ngay khi các chuyên gia mở nắp quan tài, không khí dần tràn vào, đi vào đường hô hấp của xác chết.
Sau hàng nghìn năm, cơ thể đột ngột tiếp xúc với oxy, lượng khí này khi đi vào trong, bị áp suất đẩy ngược ra qua đường hô hấp, đồng thời làm cho dây thanh quản của xác chết rung nhẹ, tạo ra âm thanh rên rỉ và tiếng thở dài kỳ lạ.
Mặc dù ngôi mộ cổ này không giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu văn hóa Tây Hán nhưng xác ướp nguyên vẹn này lại có giá trị khảo cổ học và ý nghĩa nghiên cứu cực kỳ cao. Đồng thời, đây cũng chính là minh chứng rõ ràng cho trí tuệ sắc sảo của người thời xưa, quả thật không thể coi thường.
Bài viết tham khảo từ Sohu