Theo đó, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ nội thất dao động trong khoảng 35 độ có thể khiến tốc độ xử lý của người lái chậm đi 20% so với mức nhiệt độ mát mẻ, tối ưu.
Để dễ so sánh, tỉ lệ chậm trễ này tương đương nồng độ cồn trong máu đạt 0,05%, nghĩa là ngay dưới mức "chấp nhận được" và vừa đủ để chưa bị quy vào tội sử dụng rượu bia trước khi lái xe ở nhiều nước trên thế giới.
Nói một cách đơn giản thì khi cầm lái trong tình trạng nóng nực, bạn sẽ không còn khả năng xử lý tỉnh táo, nhanh nhạy và chính xác như bình thường. Tệ hơn nữa là việc để tránh cái nóng, bạn lại sử dụng điều hòa sai cách theo công bố của SEAT.
Cụ thể, những lỗi người dùng hay mắc phải bao gồm bật điều hòa lên mức tối đa sau khi để xe liên tục vài tiếng đồng hồ dưới trời nắng, chĩa thẳng hướng hốc gió điều hòa vào người mình/hành khách đồng thời quên bảo dưỡng, lau chùi hệ thống điều hòa thường xuyên.
Các chuyên gia của SEAT khuyến cáo sau khi để xe ngoài trời nắng khiến nhiệt độ cabin tăng cao, bạn nên mở hết cửa xe và hạ cửa sổ xuống một vài phút trước khi vào xe trước khi nghĩ tới việc bật điều hòa.
Bằng cách này, nhiệt độ bên trong sẽ giảm xuống từ từ một vài độ mà không cần nhờ đến điều hòa, vừa tiết kiệm mà vừa hiệu quả hơn là bật điều hòa lên ngay.
Đồng thời, mỗi 15.000 – 23.000 km bạn cũng nên mang xe đi kiểm tra và bảo dưỡng, lau chùi điều hòa lại một lần, nhất là nếu hệ thống này bị "ép" vận hành ở mức cao một cách thường xuyên tại các khu vực có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng/lạnh).
Bên cạnh đó, nhiệt độ không phải là yếu tố tiên quyết quyết định cảm giác mát tới đâu. Việc chỉnh hướng gió điều hòa đúng đắn tạo thành một luồng gió ổn định sẽ hiệu quả hơn nhiều. Hướng tối ưu để chỉnh hốc gió điều hòa làm mát cả xe là hướng lên trần thay vì vào thẳng mặt người ngồi, như vậy luồng khí lưu thông sẽ ổn định và dàn trải đều hơn.
Tham khảo: AutoEvolution