Giờ đây, hạm đội Trung Quốc đã thể hiện sự sáng tạo— hoặc sự tuyệt vọng tương tự. Một tàu hàng thương mại hạng nặng treo cờ Hong Kong gần đây đã tham gia hỗ trợ một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc, hoạt động với vai trò một căn cứ cho ít nhất hai trực thăng lục quân.
Không khó để tưởng tượng cũng con tàu ấy hoặc những con tàu giống nó, sẽ hoạt động như một căn cứ cho tàu đổ bộ. Những con tàu này, có thể nhanh chóng chở theo một đội hình tấn công đổ bộ của Trung Quốc.
Các ESB của Hải quân Mỹ hay các tàu ụ nổi vận tải đường dài (ESD) — là các biến thể của tàu chở dầu thô lớp Alaska mà Công ty Đóng tàu và Thép Quốc gia General Dynamics ở San Diego đóng cho ngành dầu mỏ.
Hai ESD có phần mạn khô cực thấp — tức là mạn sát mép nước — dọc theo hầu hết chiều dài của chúng. Boong thấp của tàu, kết hợp với khả năng tiếp nước và chìm một phần, cho phép chúng tiếp đón tàu đổ bộ trực tiếp lên xuống và ra khỏi boong chính của chúng. Các ESB không thể nhấn chìm nhưng bù lại, có một sàn đáp cực lớn.
Dài 239m và choán nước 80.000 tấn, ESD và ESB là một trong những tàu chiến lớn nhất trên thế giới. Được xây dựng theo các tiêu chuẩn thương mại, chúng chậm, không có giáp và không có vũ khí hiệu quả. Nhưng với chi phí khoảng 500 triệu USD mỗi chiếc, chúng cũng là một cách rẻ tiền để Hải quân Mỹ tăng cường năng lực và tính linh hoạt cho đội tàu đổ bộ của mình.
Các ESD và ESB chỉ có thể trở nên quan trọng hơn khi Hải quân Mỹ cân nhắc loại bỏ tàu tấn công USS Bonhomme Richard bị hư hại do hỏa hoạn.
Trực thăng trinh sát Z-9 trên tàu Chấn Hoa 28
Hải quân Trung Quốc rõ ràng đã theo dõi cuộc thử nghiệm của Hải quân Mỹ với các ESB mới của họ. Truyền thông Trung Quốc gần đây đã nói về một cuộc diễn tập quân sự có sự tham gia của trực thăng vận tải Z-8 và trực thăng trinh sát Z-19 bay từ boong tàu Chấn Hoa 28, một dân dụng hạng nặng bán chìm.
Trong nhiều thập kỷ, hải quân Trung Quốc đã thuê hoặc mượn các tàu thương mại như một phương pháp hữu hiệu để mở rộng hạm đội đổ bộ có quy mô khiêm tốn nhưng đang phát triển. Trong thời chiến, hải quân Trung Quốc có thể nhanh chóng tận dụng hàng trăm tàu dân sự, giống như Hải quân Hoàng gia Anh đã làm trong Chiến tranh Falklands/Manvinas năm 1982.
Có nghĩa là, khi sử dụng Chấn Hoa 28, hải quân Trung Quốc không nhất thiết phải sao chép người Mỹ. Nhưng điều đáng chú ý là cả hai hạm đội đều đồng thời khám phá ra tiện ích của tàu vận tải có thể chìm trong nước.
Chấn Hoa dài 231m, có kích thước tương đương với một chiếc ESD hoặc ESB. Nó chủ yếu hoạt động quanh khu vực Thượng Hải, chở sà lan, các đoạn cầu và các loại hàng hóa ngoại cỡ tương tự.
Trong cuộc tập trận trực thăng, Chấn Hoa 28 đã đóng vai trò một sàn đáp tạm thời, trực thăng phải hạ cánh trực tiếp trên bề mặt boong của tàu. Không rõ có thể mất bao lâu để chuẩn bị boong tàu, nhưng việc này cho thấy hải quân Trung Quốc có thể tiếp nhận tàu Chấn Hoa 28 phục vụ trong thời chiến như một căn cứ trên biển.
Hạm đội Trung Quốc đang gấp rút đóng các tàu tấn công Type 75 được thiết kế theo mục đích có thể hỗ trợ trực thăng và tàu đổ bộ. Các tàu sân bay Type 75 có thể sẽ dẫn đầu bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc trên các vùng biển xung quanh nước này. Nhưng có thể các tàu như Chấn Hoa 28 sẽ theo sát phía sau.