Bất chấp loạt "rào cản", Iran sẵn sàng tung đại chiến lược trên đất Mỹ

Quý Hoàng |

Hôm Chủ nhật, chính quyền của Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã đề cập đến các cuộc họp dự kiến của ông Rouhani với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Rouhani tuyên bố ông sẽ đề xuất một sáng kiến mới về an ninh của Vịnh Ba Tư và Biển Oman tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuần này, trong bối cảnh Tehran và Washington đang rất căng thẳng về ngoại giao sau vụ việc các máy bay không người lái tấn công các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia.

"Năm nay, chúng tôi sẽ đưa ra một kế hoạch tại Liên Hợp Quốc, theo đó Cộng hòa Hồi giáo Iran - hợp tác với các nước trong khu vực - có thể đảm bảo an ninh ở Vịnh Ba Tư và Biển Oman với sự giúp đỡ của các quốc gia khu vực", hãng Tasnim dẫn lời Tổng thống Iran cho biết.

"An ninh của Vịnh Ba Tư, Eo biển Hormuz và Biển Oman là vấn đề nội bộ. Các lực lượng nước ngoài có thể gây ra nhiều vấn đề và mất an ninh cho quốc gia và khu vực của chúng tôi", ông Rouhani nói thêm.

Ông Rouhani cho biết ông sẽ tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York với ý định thúc đẩy "Liên minh hy vọng" và "Sáng kiến Hòa bình Hormuz".

Theo ông Hassan Rouhani, Liên minh hy vọng được thúc đẩy để loại trừng Mỹ, khiến cho các nước vùng Vịnh, đã được hình thành để loại trừ Hoa Kỳ, khiến cho các quốc gia vùng Vịnh – những bên coi Washington là đồng minh và người bảo vệ - đối mặt một tình thế khó khăn.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết việc phản đối các lực lượng nước ngoài ở vùng Vịnh không phải là điều kiện tiên quyết để gia nhập liên minh này, The Guardian đưa tin.

Theo Zarif, tất cả các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đều được chào đón tham gia.

Bất chấp loạt rào cản, Iran sẵn sàng tung đại chiến lược trên đất Mỹ - Ảnh 2.

Vụ các cơ sở sản xuất dầu của Saudi bị tấn công là 1 bước ngoặt gia tăng thêm căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran. Ảnh: Reuters.

Đề xuất của Teheran được đưa ra vào thời điểm mà vùng Vịnh đầy biến động đang đứng trước bờ vực của một cuộc xung đột lớn; Mỹ trước đó đã mời Đức, Pháp, Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc, trong số những bên khác, gia nhập để tuần tra khu vực Vịnh Ba Tư chống lại mối đe dọa từ Iran.

Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump được hỏi về kế hoạch của ông Hassan Rouhani vào Chủ nhật, ông đã trả lời rằng sẵn sàng nghe về nó.

"Tôi luôn luôn cởi mở. Chúng tôi đang làm việc của mình với Iran", ông Trump nói thêm, tuyên bố rằng đang đạt được "tiến bộ to lớn".

Tranh luận toàn cầu về bối cảnh căng thẳng không suy giảm giữa Mỹ và Iran

Khi các phái đoàn thế giới đang hội tụ tới New York để tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên trong tuần này, với việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khí hậu thống trị chương trình nghị sự, thì mọi tâm điểm cũng sẽ đổ dồn về Washington và Iran, khi sự lo ngại về cuộc đối đầu quân sự phủ bóng cuộc họp.

Cả hai bên đều tăng cường chỉ trích nhau sau vụ tấn công gần đây vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Saudi.

Liệu các nhà lãnh đạo của hai nước có gặp nhau hay không vẫn còn là một điều chưa rõ ràng khi nguy cơ một cuộc chiến tranh mới ở vùng Vịnh đang treo lơ lửng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với các nhà báo rằng ông không có kế hoạch gặp gỡ các quan chức Iran, bao gồm cả Tổng thống Hassan Rouhani, trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Các quan chức chính quyền Mỹ từng nhiều lần nói rằng hai Tổng thống có thể gặp nhau để giảm bớt căng thẳng, tuyên bố Washington sẵn sàng đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân mới mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tuy nhiên, Tehran cho biết, sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân năm 2015, họ khó có thể tin tưởng Mỹ nữa và từ chối đàm phán một thỏa thuận khác.

Hoa Kỳ cũng từ chối cấp thị thực cho một số thành viên của phái đoàn đi cùng với Tổng thống Iran Hassan Rouhani tới Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.

Đòn tấn công vào ngành công nghiệp dầu mỏ Saudi

Hai máy bay không người lái đã nhắm mục tiêu vào các cơ sở dầu của Saudi Arabia Aramco vào ngày 14/9.

Phe nổi dậy Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm cho vụ việc – đã gián đoạn một phần tới hoạt động sản xuất dầu. Lực lượng này đã tiến hành nhiều vụ tấn công vào các cơ sở của Aramco Saudi trong năm nay – với thiệt hại không ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất.

Yemen đã bị nhấn chìm trong một cuộc xung đột vũ trang giữa các lực lượng chính phủ do Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi dẫn đầu và phe Houthi trong nhiều năm. Liên minh do Saudi dẫn đầu đã tiến hành không kích chống lại Houthis theo đề nghị của Hadi kể từ tháng 3/2015.

Tuy nhiên, bất chấp việc Houthi nhận trách nhiệm, Riyadh và Washington vẫn đổ lỗi cho Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Saudi, Adel al-Jubeir nói: "vụ việc này được thực hiện với vũ khí của Iran, do đó chúng tôi buộc Iran phải chịu trách nhiệm về vụ tấn công này".

Ông nói thêm rằng Riyadh sẽ không đưa ra hành động đáp trả toàn diện cho đến khi cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc hoàn tất. Theo Al Jazeera, trong các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Houthi, Riyadh cũng buộc tội Tehran cung cấp cho nhóm này tên lửa và máy bay không người lái.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, phản ứng trước các cuộc tấn công vào Saudi Arabia, cũng đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt hơn đối với Tehran.

Các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Ngân hàng Trung ương Iran, Quỹ Phát triển Quốc gia Iran và Etemad Tejarate Pars Co, một công ty Iran mà các quan chức Mỹ nói rằng được sử dụng để che giấu việc chuyển khoản cho các giao dịch mua bán của quân đội Iran.

Các quan chức Iran kịch liệt bác bỏ mọi cáo buộc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi nói với đài truyền hình nhà nước rằng tuyên bố của Hoa Kỳ là vô nghĩa.

Một chỉ huy cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran cảnh báo rằng nước cộng hòa Hồi giáo đã sẵn sàng cho "cuộc chiến tranh toàn diện".

Căng thẳng vùng Vịnh tăng vọt

Căng thẳng đã tăng vọt ở vùng Vịnh kể từ năm ngoái, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân Tehran, còn được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung JCPOA.

JCPOA, được ký kết giữa Iran, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Anh, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, đã yêu cầu Iran thu hẹp chương trình hạt nhân và hạ mức dự trữ uranium để đổi lấy dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã chỉ trích thỏa thuận này, tuyên bố thỏa thuận này không kiềm chế được chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.

Sau khi rời khỏi thỏa thuận, Washington đã tiến hành áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với hầu hết các thành phần kinh tế lớn của Iran nhằm đẩy xuất khẩu dầu của nước này về 0 và yêu cầu các nước khác ngừng mua dầu từ Tehran.

Nhà Trắng cũng tuyên bố quyết định không cấp lại miễn trừ cho các nước mua dầu Iran sau khi thỏa thuận ban đầu hết hạn.

Tình hình trong khu vực cũng trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng gần đây sau một loạt các cuộc tấn công vào tàu chở dầu thương mại ở Vịnh Oman và Eo biển Hormuz, điều Hoa Kỳ và các đồng minh đã đổ lỗi cho Iran.

Tehran đã bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến các vụ tấn công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại