Bất an khu nhà 'đổ sập lúc nào không hay' giữa thành phố đáng sống

Nguyễn Thành |

Khu đất được TP. Đà Nẵng quy hoạch làm khu thương mại dịch vụ 14 tầng tại tổ 9, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn đã hơn 20 năm chưa được triển khai. Do dự án quy hoạch "treo" lâu năm nên người dân nơi đây đang phải sống trong những căn nhà chật chội, ẩm thấp, xuống cấp nghiêm trọng, đi không được ở cũng không xong.

Cuộc sống bên trong khu "ổ chuột" ở Đà Nẵng do vướng dự án treo. Video: Nguyễn Thành.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 1.

Khu vực tổ 9, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn ngay giao lộ đường Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn - Nguyễn Văn Thoại là khu vực nhộn nhịp, sầm uất của Đà Nẵng. Thế nhưng đã hơn 20 năm nay, có khoảng 20 hộ dân tại đây sống trong những ngôi nhà lụp xụp, xuống cấp nghiêm trọng, họ không được phép xây dựng, sửa chữa, cơi nới vì vướng quy hoạch dự án nhưng không triển khai.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 2.

Đường Nguyễn Văn Thoại hướng ra bãi tắm T20 sầm uất nhộn nhịp buôn bán, kinh doanh, nhưng bên trong Kiệt 6/12 Nguyễn Văn Thoại là một cuộc sống hoàn toàn khác biệt, với những ngôi nhà xuống cấp, ẩm thấp, người dân phải sống trong môi trường ô nhiễm.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 3.

Những ngôi nhà tồi tàn, cũ kỹ đã hư hỏng nhưng không thể sửa chữa. Người dân ở đây cho biết, từ những năm 2000 các hộ dân trong tổ 9 đã nhận được thông báo của chính quyền về chủ trương quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện Dự án Khu đất thương mại dịch vụ. Đến khoảng năm 2016, ngành chức năng đã tổ chức đo đạc, kiểm định và thực hiện áp giá đền bù cho các hộ dân. Nhưng chỉ một số hộ dân phía mặt tiền đường Nguyễn Văn Thoại nhận tiền đền bù, giải tỏa, trong khi các nhà phía sau vẫn im lìm suốt nhiều năm qua.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 4.

Dự án Khu đất thương mại dịch vụ quy hoạch treo nhiều năm khiến nhiều nhà cửa xuống cấp, hư hỏng, không thể sửa chữa.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Văn Huyến là một hộ dân sống tại tổ 9, phường Mỹ An. Ông Huyến cho biết, người dân mong ngóng dự án sẽ sớm được triển khai để người dân được đền bù, bố trí tái định cư thoát cảnh sống khổ sở trong nhà chật chội, ẩm thấp, xuống cấp.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 6.

Trong căn nhà chật chội để 7 nhân khẩu cùng sinh hoạt, ông Huyến phải tận dụng mọi ngóc ngách để làm nơi để đồ.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 7.

Người dân cho biết, sống bức bí ngay ở vị trí trung tâm rất bất tiện và bất an. Nhiều lần người dân kiến nghị lên chính quyền để sớm triển khai dự án nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 8.

Ông Huyến ngán ngẩm cảnh sống trong ngôi nhà xuống cấp nhưng không thể sửa chữa, xây mới. Để có chỗ ngủ, ông phải kê thêm giường ở phòng khách, tận dụng mái hiên nhà để có chỗ ngủ. "Trời mưa thì thấm, dột, ẩm ướt. Mùa nắng thì không thể nào ở trong nhà vì quá nóng. Người dân chỉ mong sớm được đền bù thỏa đáng, bố trí tái định cư để di dời kết thúc chuỗi ngày sống trong bất an, khổ sở", ông Huyến cho biết.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 9.

Cạnh bên, căn nhà hơn 100m2 của gia đình bà Huỳnh Thị Thạnh (71 tuổi) cũng đã xuống cấp nhiều năm nay. Gia đình có 10 nhân khẩu gồm cả vợ con của 2 người con trai Nguyễn Chánh Lộc và Nguyễn Chánh Thọ hiện đang ở chung nhà.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 10.

Căn nhà của bà Thạnh đã xuống cấp, hư hỏng nhiều vị trí nhưng không thể sửa chữa vì đang dính quy hoạch dự án. Để có chỗ ở cho con cháu, gia đình bà phải ngăn chia ra 3 phòng, mỗi phòng chưa tới 30m2 để làm nơi sinh hoạt cho gia đình 2 người con trai và có chỗ nấu nướng, sinh hoạt, ngủ nghỉ.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 11.

Căn phòng của gia đình anh Nguyễn Chánh Thọ (con trai bà Thạnh) đã nứt nẻ, chờ sập. Anh Thọ cho biết: Sống ở đây rất khổ, bức bí và ô nhiễm, nguy hiểm rình rập nhưng gia đình không còn chọn lựa nào khác vì dự án chờ mãi không thấy triển khai.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 12.

Gian bếp của gia đình được tận dụng hết mọi chỗ trống để làm nơi để đồ dùng, vật dụng nấu nướng. "Lo nhất vẫn là vào mùa mưa bão, nhà cửa đổ sập lúc nào không hay. Mong sao dự án triển khai để người dân không còn phải sống trong khổ sở nữa", anh Thọ nói.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 13.

Căn phòng 30m2 của gia đình vừa làm nơi học, ăn uống, sinh hoạt của cả gia đình trong ẩm thấp, chật chội. "Tôi già rồi, chỉ thương mấy đứa cháu học hành chật chội nóng bức. Trong khi chờ dự án triển khai, chỉ biết động viên con cháu ráng ở, ráng chờ" - bà Thạnh cho biết.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 14.

Anh Nguyễn Chánh Thọ và con trai trong căn phòng chưa tới 30m2 được mẹ bố trí cho gia đình mình (gồm vợ và 2 người con). Mới đây, tại buổi tiếp xúc cử tri với Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Đà Nẵng, đại diện người dân khu vực tổ 9 phường Mỹ An đã phản ánh bức xúc và kiến nghị chính quyền quận Ngũ Hành Sơn và TP. Đà Nẵng xem xét, giải quyết.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 15.

Người dân kiến nghị chính quyền nếu dự án tiếp tục thực hiện thì cần sớm quan tâm, giải quyết tái định cư, hỗ trợ người dân đến nơi ở mới ổn định cuộc sống. Nếu chấm dứt dự án thì phải thông báo rõ ràng để người dân sửa chữa nhà cửa cũng như ổn định cuộc sống vì dự án treo hơn 20 năm nay.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 16.

Trả lời kiến nghị của người dân, lãnh đạo UBND quận Ngũ Hành Sơn thừa nhận dự án kéo dài quá lâu và phản ánh của người dân là đúng. Theo lãnh đạo UBND quận này, đây là khu đất được thành phố quy hoạch là khu thương mại dịch vụ 14 tầng nên khu đất sẽ được thu hồi và đấu giá.

Khu nhà xuống cấp giữa lòng Đà Nẵng sống không yên - Ảnh 17.

Lãnh đạo UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng cho hay, theo kế hoạch, trong năm 2025 sẽ hoàn thành giải tỏa những hộ tại đây, trong đó phần lớn số hộ thuộc diện giải tỏa hoàn toàn, chỉ một số hộ giải tỏa một phần.

Bất an khu nhà 'đổ sập lúc nào không hay' giữa thành phố đáng sống - Ảnh 18.Vụ di dời điều hòa cũ 3,8 triệu đồng: Hiệu trưởng nhận thiếu sót vì chỉ xin ý kiến của 3 thành viên

Hiệu trưởng trường Tiểu học Nghi Đức thừa nhận có thiếu sót là mới chỉ xin ý kiến của 3 thành viên Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường mà chưa xin ý kiến của Hội cha mẹ học sinh các lớp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại