Bảo vệ trẻ khỏi nạn ấu dâm bằng 'quy tắc đồ lót'

Trịnh Thảo |

Tổ chức NSPCC - một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh đã xây dựng nên bộ quy tắc “Talking PANTS” (tạm dịch là: Quy tắc đồ lót) để kêu gọi các phụ huynh dạy cho con của mình biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi xâm hại.

Xem video:

Nguồn: CSAGA

Tại Việt Nam, theo Cục Cảnh sát hình sự, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng 1.500 vụ xâm hại trẻ em với hơn 1.500 em bị xâm hại, 2/3 trong số này (1.000 em) bị xâm hại tình dục.

Vì vậy, điều đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là dạy cho con những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình trước những kẻ ấu dâm.

Tổ chức NSPCC - một tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh đã xây dựng nên bộ quy tắc “Talking PANTS” (tạm dịch là: Quy tắc đồ lót) để kêu gọi các phụ huynh dạy cho con của mình biết cách tự bảo vệ bản thân.

P - Privates are Private: Riêng tư là riêng tư

Đồ lót là vật giúp con che lại vùng kín của mình mà không một ai có quyền nhìn hay chạm vào nó. Chỉ có bác sĩ, y tá và bố mẹ có thể làm vậy nhưng dù là ai đi nữa, cũng cần giải thích với bé tại sao mình làm vậy và có được sự đồng ý từ chính con.

A - Always remember your body belongs to you: Hãy nhớ cơ thể của con là của riêng con, không ai có quyền chạm vào

Cơ thể của con là của riêng con. Không một ai có quyền bắt con phải làm những việc khiến con cảm thấy ngượng ngùng hay khó chịu.

Nếu có ai đó cố tình hay thử chạm vào vùng kín của con, hãy nói “KHÔNG”. Và nhớ phải kể chuyện này với người lớn để họ bảo vệ con.

N - No means No: Không là Không

Không là không. Con luôn có quyền nói “KHÔNG” dù với bất cứ ai trong gia đình hay những người mà con yêu quý.

T - Talk about secrets that upset you: Hãy kể về những điều làm con thấy buồn

Có những bí mật “xấu” và những bí mật “tốt”. Những bí mật “tốt” có thể là những bữa tiệc bất ngờ hay những món quà mà con muốn dành đến cho mọi người.

Những bí mật “xấu” khiến con cảm thấy buồn bực, lo lắng hay sợ hãi. Khi đó, con cần nói ngay với người lớn những bí mật xấu khiến con muộn phiền, đừng sợ hãi kể cả khi con bị đe dọa.

S - Speak up, someone can help: Hãy la lên để ai đó có thể giúp con!

Hãy nói về việc khiến cho con cảm thấy lo lắng hay buồn phiền. Nếu con cảm thấy buồn bực, lo lắng và sợ hãi, hãy kể với một người lớn mà con tin tưởng.

Người này không nhất thiết phải là bố mẹ con, họ có thể là cô giáo hay bố mẹ của một bạn nào đó.

(Theo NSPCC)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại