Báo Ukraine: Tại sao tên lửa Nga lại 'có mắt'?

Hoài Giang |

Bài viết của nhà phân tích Oleksiy Rudenko được tờ Focus.ua của Ukraine đăng tải ít giờ trước.

Tên lửa Nga "có mắt"?

Vào tháng 3/2024, trong một bài viết của mình, tạp chí Mỹ The Atlantic đã đưa ra một giả định rằng rất có thể các ảnh vệ tinh của các công ty thương mại đã được phía Nga sử dụng trong các cuộc tập kích đường không ở Ukraine.

Có thể hiểu "quy trình này như sau.

Đầu tiên là ảnh vệ tinh về một khu vực nhất định trên lãnh thổ Ukraine đã được bán đi và tiếp theo - chỉ sau vài ngày - tên lửa của Nga sẽ đến đó.

Một nhóm phân tích có tên là "Molfar" đến từ Kazakhstan đã thử phân tích giả định này trên danh sách 321 mục tiêu Ukraine bị tên lửa Nga "viếng thăm" kể từ ngày 24/2 đến ngày 31/12 năm 2022 cũng như các bức ảnh vệ tinh do một loạt công ty thương mại cung cấp.

UAV của Nga theo dõi xe phóng của tổ hợp S-300 Ukraine trước khi khai hỏa tên lửa tiêu diệt ở ngoại ô Kiev vào năm 2022 (Nguồn: Sputnik/BQP Nga).

Cần lưu ý rằng trong các công ty thương mại nói trên đến từ Mỹ, Trung Quốc, Israel, Hàn Quốc và Argentina.

Ở giai đoạn đầu - dựa vào danh sách vụ tập kích - các nhà phân tích tìm hiểu số lượng các bức ảnh vệ tinh chụp trong cùng khu vực ở khoảng trước và sau vụ việc. Kết quả là những khu vực Ukraine bị tấn công có số lượng lớn ảnh lớn hơn nhiều những khu vực còn lại.

Một ví dụ là vào ngày 10/10/2022, phía Nga đã tiến hành một trong những cuộc tập kích đường không quy mô lớn sử dụng cả máy bay không người lái (UAV) và tên lửa vào hạ tầng năng lượng của Ukraine.

Hậu quả của cuộc tấn công là 11 cơ sở năng lượng quan trọng ở 8 khu vực và cả thủ đô Kiev bị hư hại. "Molfar" cho biết, trong vòng 3 tuần trước cuộc tấn công, "ai đó" đã đặt mua 6 ảnh vệ tinh bao gồm các khu vực bị tập kích từ công ty Maxar.

Hay như vào ngày 26/3/2022, người Nga đã phá hủy một nhà máy sản xuất xe tăng và một kho dầu ở Lvov, Ukraine bằng hai tên lửa. 8 ảnh vệ tinh chứa tọa độ của cuộc tập kích đã được đặt mua từ 2 nhà cung cấp vào các ngày 23 và 25/3 và 2 ảnh khác vào ngày 28/3.

Báo Ukraine: Tại sao tên lửa Nga lại 'có mắt'?- Ảnh 1.
Báo Ukraine: Tại sao tên lửa Nga lại 'có mắt'?- Ảnh 2.
Báo Ukraine: Tại sao tên lửa Nga lại 'có mắt'?- Ảnh 3.
Báo Ukraine: Tại sao tên lửa Nga lại 'có mắt'?- Ảnh 4.

Bản đồ so sánh các mục tiêu bị Nga tấn công (chấm đỏ) với các khung biểu thị khu vực được các vệ tinh thương mại chụp ảnh trong lãnh thổ Ukraine.

Nga có thể mua ảnh vệ tinh từ Mỹ hay không?

The Atlantic cũng lưu ý rằng các nhà cung cấp ảnh vệ tinh của Mỹ đảm bảo rằng họ sẽ không bán ảnh cho người mua đến từ Nga kể từ tháng 2/2022.

Nhưng "Molfar" đã thử kiểm tra xem có thể mua ảnh thông qua các nhà phân phối của họ hay không.

Và hóa ra trong thử nghiệm này, nếu người mua sử dụng tên, chức danh và công ty giả cũng như mua từ nhà phân phối ở các quốc gia khác thì sẽ không có bất kỳ hoạt động kiểm tra nào từ các nhà cung cấp Mỹ.

Còn về phần các nhà nghiên cứu Ukraine, bản thân họ cũng đã xác định rằng ảnh vệ tinh thương mại có thể sử dụng để trinh sát sơ bộ các mục tiêu và điều chỉnh các cuộc tập kích tiếp theo.

Vào ngày 6/4 vừa qua, tờ Bloomberg cũng đã có bài viết trong đó dẫn lời một nguồn tin ở phía Mỹ cáo buộc Trung Quốc cung cấp cho Nga các ảnh vệ tinh có thể được dùng cho mục đích quân sự.

Hai ngày sau, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đã ra tuyên bố đáp trả cáo buộc trong bài viết như sau:

"Về vấn đề Ukraine, Trung Quốc luôn tuân thủ lập trường khách quan và công bằng, tích cực thúc đẩy đàm phán hòa bình và giải quyết chính trị.

Trung Quốc không phải là tác giả hay bên tham gia vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Chúng tôi chưa và sẽ không làm bất cứ điều gì để thu lợi từ nó.

Trung Quốc luôn kiểm soát việc xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng bằng luật pháp và các quy định...".

Báo Ukraine: Tại sao tên lửa Nga lại 'có mắt'?- Ảnh 5.

Những ngày gần đây phía Nga đã bắt đầu sử dụng "đạn lảng vảng" D-30SN, một loại bom đạn thông minh với động cơ có tính năng tương tự tên lửa đạn đạo. Đạn có thể khai hỏa từ mặt đất bằng pháo phản lực phóng loạt (MRLS) cũng như từ máy bay. Được biết tầm bắn của loại đạn này là từ 50 đến trên 90 km.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại