Báo TQ: Vắc xin chống virus corona do Trung Quốc phát triển bắt đầu thử nghiệm trên động vật

Hải Võ |

Các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực chạy đua với thời gian để nghiên cứu vắc xin chống lại chủng virus corona mới (2019-nCov) gây bệnh viêm phổi cấp.

Trang Yicai (Trung Quốc) ngày 10/2 đưa tin, đội ngũ nghiên cứu khoa học Trung Quốc tuyên bố, vắc xin mới nhật được nghiên cứu phát triển để chống lại virus corona đã bắt đầu được thử nghiệm trên động vật.

Tiến triển này đạt được chỉ hai tuần sau khi Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CDC) ngày 24/1 thông báo phân lập thành công mẫu virus corona đầu tiên.

Vắc xin mới là kết quả nghiên cứu phát triển chung của CDC, Bệnh viện Y thuộc Đại học Đồng Tế (Thượng Hải), và Công ty công nghệ sinh học Thượng Hải. Vắc xin mẫu do Công ty Stemirna (Thượng Hải) cung cấp.

Ngày 9/2, các mẫu vắc xin mới đã được tiêm vào 100 chuột thí nghiệm khỏe mạnh.

Quan chức CDC xác nhận ới Yicai về tiến triển mới trong nghiên cứu vắc xin chống lại virus corona, song nhấn mạnh đây "vẫn đang là giai đoạn rất sớm, còn cần đến rất nhiều nhân lực và nhiều 'bước' cần phải đi".

Hãng công nghệ sinh học Stemirna tiết lộ, từ cuối tháng 1 vừa qua, đội ngũ của họ đã bắt đầu công tác nghiên cứu chế tạo vắc xin trong vòng 2 tuần, sau khi nhận được mẫu kháng nguyên virus corona do CDC cung cấp.

Viện trưởng Bệnh viện phương Đông thuộc Đại học Đồng Tế Thượng Hải, giáo sư Lưu Trung Dân trả lời Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho hay:

"Thử nghiệm trên chuột bạch chỉ là bước chọn lọc sơ bộ đối với vắc xin tiềm năng. Sau khi thông qua tìm kiếm kháng thể virus thì sẽ đến bước kiểm nghiệm độc tính, lúc này có thể thử nghiệm đối với các động vật lớn như khỉ, nhằm bảo đảm tính an toàn của vắc xin khi thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người."

Nhằm bảo đảm tính khách quan, thử nghiệm vắc xin trên chuột bạch cũng được tiến hành đồng thời ở cơ sở của CDC và Viện nghiên cứu kiểm định dược phẩm-thực phẩm Trung Quốc.

Phát triển vắc xin có đòi hỏi lớn về cơ sở vật chất, cũng như yêu cầu rất cao về an toàn sinh học. Các phòng thí nghiệm được yêu cầu đạt cấp độ P3 hoặc P4 - theo tiêu chuẩn của Trung Quốc. Theo Yicai, các đơn vị sở hữu phòng thí nghiệm cấp P3 ở Thượng Hải hiện nay có Trung tâm y tế cộng đồng Thượng Hải và Đại học Phúc Đán.

Nhờ tiến bộ về công nghệ, thời gian nghiên cứu vắc xin ngày nay đã được rút ngắn đáng kể so với trước đây, từ vài năm có thể thu ngắn còn vài tháng. Tuy nhiên, để bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cần phải trải qua nhiều công đoạn. Căn cứ vào giai đoạn thử nghiệm và tình hình của bệnh nhân, thử nghiệm lâm sàng có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Stemirna dự đoán, nếu thử nghiệm vắc xin trên động vật diễn ra thuận lợi thì vắc xin mới có khả năng đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người sớm nhất trong tháng 4 năm nay.

Yicai cho hay, tiến độ nghiên cứu của Stemirna đượcc ho là nhằm chạy đua với đối thủ từ phía Mỹ, hãng công nghệ Moderna, trong chế tạo vắc xin chống lại virus 2019-nCov.

Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu vắc xin, thuộc Sở nghiên cứu y tế NIH (Mỹ), ông Barney Graham thông báo, mẫu vắc xin của Moderna cũng có thể đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người sớm nhất trong tháng 4. NIH là đơn vị hợp tác với Moderna.

Hiện nay, nhiều đội ngũ nghiên cứu trên toàn cầu, gồm ở Mỹ, Anh, Pháp, Australia,... đang tích cực nghiên cứu phát triển vắc xin.

Báo TQ: Vắc xin chống virus corona do Trung Quốc phát triển bắt đầu thử nghiệm trên động vật - Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại