Bạo loạn nổ ra tại Pháp

Cao Lực |

Bạo loạn bùng phát khi hàng ngàn người tập trung tại thủ đô Paris - Pháp hôm 5-12 để biểu tình phản đối dự luật An ninh Toàn cầu cấm chụp ảnh hay quay phim cảnh sát, theo Daily Mail

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Paris. Ảnh: Rex

Người biểu tình đụng độ với cảnh sát tại Paris. Ảnh: Rex

Cảnh sát Paris cho biết khoảng 500 kẻ gây bạo loạn đã trà trộn vào cuộc biểu tình trên để kích động hành vi bạo lực, trong đó có đốt phá xe cộ, cửa hàng và tấn công cảnh sát.

Đến tối 5-12, cảnh sát đã bắt giữ 22 "nghi phạm rất bạo lực" ở khu vực Avenue Gambetta, một phát ngôn viên cảnh sát địa phương cho biết. Trong bối cảnh bạo lực leo thang, cảnh sát sử dụng khí cay, gậy và vòi rồng để vãn hồi an ninh.

Mục đích của dự luật An ninh Toàn cầu là xử phạt hình sự những cá nhân đăng tải hình ảnh nhằm gây tổn hại đến "thể chất hoặc tâm lý" của cảnh sát. Nếu bị phát hiện có tội, những cá nhân này có thể phải nộp phạt 54.000 USD và ngồi tù 1 năm.

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 1.

Ảnh: AP

Chính quyền Tổng thống Emmanuel Macron đã cam kết điều chỉnh dự luật sau khi biểu tình nổ ra trên khắp cả nước. Dù vậy, những người phản đối tuyên bố sẽ biểu tình cho đến khi dự luật bị bãi bỏ hoàn toàn.

Căng thẳng gia tăng sau khi 4 cảnh sát bị cáo buộc hình sự liên quan đến vụ đánh đập nhà sản xuất âm nhạc người da màu Michel Zecler cách đây 2 tuần.

Đám đông biểu tình xoáy vào thực tế rằng mọi bằng chứng chống lại 4 cảnh sát trên đến từ camera an ninh và những đoạn video được người đi đường ghi lại bên ngoài phòng thu của ông Zecler ở Paris.

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 2.

Đám đông biểu tình cho rằng dự luật mới sẽ gây ảnh hưởng đến tự do báo chí. Ảnh: Rex

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 3.

Ảnh: Reuters

Theo BBC, gần 100 cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch diễn ra trên toàn nước Pháp vào ngày 5-12.

Đám đông biểu tình lập luận rằng việc quay phim cảnh sát là cần thiết để làm bằng chứng chống lại hành động bạo lực của họ.

Đám đông biểu tình còn đặt câu hỏi về việc làm thế nào để tòa án xác định liệu những hình ảnh được đăng tải có nhằm gây tổn hại cảnh sát hay không.

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 4.

Xe cộ bị đốt phá trong một cuộc biểu tình. Ảnh: EPA

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 5.

Những người phản đối dự luật tuyên bố sẽ biểu tình cho đến khi nó bị bãi bỏ hoàn toàn. Ảnh: EPA

Về phần mình, Tổng thống Macron hôm 4-12 thừa nhận có những cảnh sát bạo lực và họ cần bị trừng phạt.

Nhà lãnh đạo 42 tuổi tuyên bố sẽ thành lập một nền tảng trực tuyến để người dân tố cáo sai phạm của cảnh sát và kể từ tháng 6-2021, quy định gắn camera trên người trong lúc làm nhiệm vụ đối với cảnh sát sẽ được thực hiện rộng rãi hơn.

Tổng thống Macron còn chỉ trích đám đông biểu tình bạo lực trước đó, gọi họ là "những kẻ điên rồ".

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 6.

Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh nhiều thành phố ở Pháp đang bị phong tỏa vì Covid-19. Ảnh: AP

Bạo loạn nổ ra tại Pháp - Ảnh 7.

Ảnh: AP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại