Tờ Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn Viện Nghiên cứu và Phát triển Hàn Quốc (KDI) cho biết, dưới thời của Chủ tịch Kim Jong Un, sau tác động của cú sốc thương mại và thu nhập, hiện tại là cú sốc tiền tệ và thương mại do lệnh trừng phạt về kinh tế gây ra, nền kinh tế của Triều Tiên có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện trong tương lai.
Theo báo cáo, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Kim Jong Un, nền kinh tế Triều Tiên đã có những thay đổi lớn từ việc đổi loại tiền cơ bản thành ‘đồng tiền mạnh’ (Hard Currency) như đồng USD nhằm đẩy nhanh hội nhập với các nền kinh tế nước ngoài khác như Trung Quốc, cho đến việc áp dụng hệ thống thuế.
Chính nhờ thế mà tỷ giá hối đoái và giá cả ổn định hơn, nền kinh tế phục hồi từ đó phúc lợi của người dân cũng theo đó tăng lên nhưng so với quá khứ thì nền kinh tế hiện giờ lại đang chịu tổn thất nặng nề do các lệnh trừng phạt kinh tế.
Có phân tích rằng cú sốc thương mại ở Triều Tiên đã thực sự xảy ra kể từ nửa cuối năm 2017 khi thương mại Trung-Triều giảm mạnh.
Năm nay, khi nguồn cung USD - loại tiền được phép giao dịch trong nền kinh tế Triều Tiên đã giảm thì sự sụt giảm giá cả của thị trường chung, hiện tượng khủng hoảng tiền tệ đã trở nên rõ ràng hơn.
Báo cáo chỉ ra nếu các lệnh trừng phạt áp đặt với Triều Tiên hiện tại vẫn duy trì không thay đổi trong tương lai hay Bình Nhưỡng không tìm ra những giải pháp để tránh các lệnh trừng phạt đó thì nền kinh tế nước này có thể bị khủng hoảng toàn diện do thu nhập ngày càng giảm bắt nguồn từ sự thu hẹp nghiêm trọng của hoạt động kinh tế.
KDI nhận định, "từ nay về sau, các hoạt động kinh tế chung của Triều Tiên đang bị thu hẹp một cách nghiêm trọng, chính vì thế thu nhập - chìa khóa của nền kinh tế cũng sụt giảm và rõ ràng là phúc lợi của người dân cũng giảm theo, nền kinh tế mới của Triều Tiên có thể rơi vào nguy hiểm".