Theo như tác giả bài viết "Mối nguy hiểm từ đáy đại dương" đăng trên tờ báo của Đức, liên minh quân sự NATO đang cảm thấy lo ngại trước các hoạt động ngày càng gia tăng của tàu ngầm Nga trong khu vực.
"Bán kính hoạt động của chúng càng mở rộng hơn: Biển Đen, Biển Baltic, Bắc Cực và thậm chí cả Đại Tây Dương." cây bút của Frankfurter Allgemeine Zeitung nhấn mạnh.
Tất nhiên, tàu ngầm Nga không tự nhiên mà xuất hiện ở các khu vực trên mà chúng đến vì cuộc tập trận "Lá chắn Đại dương 2019" giữa các nước thành viên NATO mới đây, hành động này khiến NATO cảm thấy lo ngại.
Sự lo lắng này đến từ việc sức mạnh của lực lượng tàu ngầm Nga đều đến từ các tàu ngầm tấn công hạt nhân, và chẳng có quốc gia NATO nào cảm thấy vui khi luôn có một tàu ngầm mang theo vũ khí hạt nhân lượn lờ ngoài khơi của mình.
Tuy nhiên, theo tờ báo Đức, các tàu ngầm Nga có thể gây thiệt hại lớn cho châu Âu nói chung và NATO nói riêng mà không cần sử dụng tới tên lửa hay vũ khí hạt nhân, bởi người Nga hoàn toàn có thể sử dụng các tàu ngầm đặc biệt để cắt đứt mạng Internet của cả châu Âu theo đúng nghĩa đen.
Theo số liệu của Frankfurter Allgemeine Zeitung, dưới đáy đại dương là mạng lưới gồm 282 hệ thống cáp quang, với tổng chiều dài là 1,23 triệu km. Nó bảo đảm 90% hoạt động trao đổi dữ liệu quốc tế. Phần lớn những hệ thống này không được bảo vệ, do đó tàu ngầm Nga có thể khai thác lỗ hỏng này để tấn công làm tê liệt hoàn toàn NATO mà không cần tốn một viên đạn.
Nghe qua lập luận của Frankfurter Allgemeine Zeitung về nguy cơ tàu ngầm Nga tấn công hệ thống cáp quang của châu Âu có vẻ khá hợp lý, nhưng nếu Moscow làm vậy chính bản thân của họ cũng bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Quân đội Nga vẫn còn khá nhiều cách để đánh sập hệ thống tin liên lạc của NATO mà không làm ảnh hưởng đến mạng Internet nói chung.
Tàu ngầm Iran phóng thử tên lửa hành trình Jask.