Báo động: Gần 50% người dân Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp

Lệ Nam |

Theo Giáo sư Đỗ Doãn Lợi – Viện trưởng viện tim mạch Việt Nam, thói quen ăn mặn của người dân Việt gây nên nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là bệnh tăng huyết áp.

Những con số kinh hoàng

Theo Giáo sư Đỗ Doãn Lợi, tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra 80 % bệnh nhân tử vong ở các nước đang phát triển. Đây là một con số đáng báo động.

Nghiên cứu của các chuyên gia y tế cũng cho thấy tại Việt Nam, mỗi năm cứ 100.000 người dân thì có 400– 500 người chết do bệnh không lây nhiễm. Trong đó, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch là cao nhất, khoảng 100 – 150 người chết /100.000 người dân.

So sánh với số người thiệt mạng vì tai nạn giao thông là 10.000 người, giáo sư Lợi cho rằng tỷ lệ tử vong do bệnh tăng huyết áp còn đáng sợ hơn nhiều.

Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Quốc gia, năm 2008, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 11 triệu người ở 8 tỉnh thành phố là 25,1 %.

Nhưng đến năm 2015, trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc mắc bệnh tăng huyết áp.

Dự đoán, năm 2016, tỷ lệ người lớn (từ 25 tuổi trở lên) bị căn bệnh này chiếm khoảng 48%, đang ở mức báo động đỏ.

Báo động: Gần 50% người dân Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp - Ảnh 1.

Hiện nay, số người được điều trị tăng huyết áp tăng nhiều hơn trước. Tuy nhiên, người dân vẫn còn chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này, không chịu uống thuốc đều đặn.

Theo các bác sĩ, đây là bệnh mãn tính, phải uống thuốc lâu dài và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Sát thủ từ chính những nguyên liệu trong căn bếp

Biến chứng của bệnh tăng huyết áp là gây thiếu máu cơ tim. Tim làm việc nhiều hơn, cơ tim dày lên vì phải bơm máu, khối lượng cơ tim lớn nhưng lượng máu không tăng dẫn đến thiếu máu. Tim bóp lâu dẫn đến suy tim.

Thêm nữa, huyết áp cao xối thành mạch máu thêm rối loạn lipít máu, rối loạn cholesteron gây xơ vữa động mạch, hẹp động mạch nuôi quả tim gây các thiếu máu cơ tim và biến chứng cuối cùng là nhồi máu cơ tim.

Mỗi ngày, Viện Tim mạch Quốc gia chứng kiến 10 -15 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim với nguy cơ tỷ tử vong rất cao – Giáo sư Lợi nhấn mạnh.

Bệnh tăng huyết áp không loại trừ một ai. Ngay cả thầy thuốc, nông dân, cán bộ văn phòng đều có nguy cơ mắc.

Giáo sư Lợi chia sẻ về câu chuyện của 2 cố giáo sư trong ngành Y đó là Giáo sư Tôn Thất Tùng và Giáo sư Tôn Thất Bách đều đột tử.

Và các chuyên gia đều nhận định cả hai người qua đời do nhồi máu cơ tim, bởi các thầy đều bị bệnh tăng huyết áp.

Huyết áp lên cao đột ngột có thể gây ra nhồi máu cơ tim, gây suy thận, tổn thương mạch máu, trong đó tai biến mạch máu não là tổn thương cực kỳ lớn.

Ngoài ra, bệnh này có thể gây hôn mê, vỡ mạch máu, xơ vữa mạch máu và từ đó nó nứt ra tạo thành huyết khối ở mạch máu gây tắc mạch máu, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, tắc mạch não.

Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong ở người cao huyết áp.

Báo động: Gần 50% người dân Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp - Ảnh 2.

Theo GS Đỗ Doãn Lợi, nguyên nhân gây bệnh là do lối sống lười vận động, thói quen ăn uống, lối sống công nghiệp. Đặc biệt đáng báo động đó là thói quen ăn mặn của người Việt.

GS Lợi nhấn mạnh mì chính thực sự rất nguy hiểm, nó là sát thủ gây nên tăng huyết áp vì trong mì chính chứa nhiều natri.

Chính vì thế, ông khuyên người dân nên bỏ thói quen ăn mì chính hàng ngày. Bởi người Việt vốn ăn muối, nước mắm, mắm tôm và các loại gia vị truyền thống đều rất mặn mà mì chính cũng góp phần.

Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia tại tỉnh phú Thọ năm 2012, người dân có thói quen ăn mặn với hàm lượng cao gấp 3 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Theo đó, tiêu chuẩn quốc tế là 5 mg/ngày thì người dân Phú Thọ ăn trung bình 12 – 15 mg muối/ngày. Thói quen ăn mặn đó khiến sức khoẻ của người Việt không tốt trong đó bệnh lý tăng huyết áp ngày càng cao.

Báo động: Gần 50% người dân Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp - Ảnh 3.

GS Lợi cho biết khi ăn mặn chúng ta sẽ phải uống nước rất nhiều. Nước đi vào trong máu làm tăng thể tích trong máu mà huyết áp là áp lực trong trong máu nên ăn mặn mặn là muối, mì chính, nước mắm có chứa natri làm tăng thể tích tuần hoàn.

Nên các bác sĩ khuyên ăn giảm mặn, và sử dụng thuốc lợi tiểu đào thải bớt nước trong máu để áp lực trong máu sẽ giảm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại