Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh

Vy Lam |

Nghiên cứu tại ĐH Harvard cho rằng Ấn Độ có lợi thế phi hạt nhân trước TQ. Điều này sẽ giúp ngăn một cuộc chiến tương tự như năm 1962 nếu căng thẳng giữa 2 phía tiếp tục leo thang.

Theo India TV News, quân đội Ấn Độ và Quân đội Trung Quốc đã ở trong trạng thái đối đầu suốt một tháng qua tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh. Mức độ căng thẳng gia tăng này đã dẫn tới cuộc đụng độ ngày 15/6, gây thương vong cho cả hai phía.

Mặc dù chưa rõ con số thương vong chính xác bên phía Trung Quốc nhưng quân đội Ấn Độ cho biết đã có 20 binh lính nước này thiệt mạng. Đây có thể xem là cuộc đối đầu quân sự lớn nhất giữa hai cường quốc châu Á kể từ năm 1975, khi viên đạn cuối cùng được bắn ra tại biên giới Trung-Ấn.

Nghiên cứu gần đây tại Đại học Harvard của Mỹ cho rằng Ấn Độ có lợi thế phi hạt nhân trước Trung Quốc. Và điều này sẽ giúp ngăn chặn một cuộc chiến tương tự như năm 1962 trong trường hợp căng thẳng giữa hai phía tiếp tục leo thang.

Cụ thể, bản nghiên cứu do Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer tại Trường Kennedy Harvard công bố hồi đầu năm nay đã phân tích các dữ liệu tương quan trong năng lực chiến lược của Ấn Độ và Trung Quốc.

Bản nghiên cứu lưu ý rằng lợi thế phi hạt nhân của Ấn Độ vẫn chưa được New Delhi nhìn nhận đúng mức, sau khi xem xét năng lực hạt nhân, lực lượng lục quân và không quân của cả hai phía. Đây là những lực lượng có thể được triển khai tại khu vực Đường kiểm soát Trung-Ấn (LAC).

Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh - Ảnh 1.

Tương quan lực lượng sẵn sàng tham chiến tại biên giới giữa Trung-Ấn khá chênh lệch. Ảnh minh họa (Nguồn: Financial Express).

"Chúng tôi nhận thấy rằng Ấn Độ có những lợi thế phi hạt nhân quan trọng nhưng chưa được nhìn nhận đúng mực.

Những điều này cho phép họ có lý do để cảm thấy tự tin hơn vào vị thế quân sự của mình trước Trung Quốc, thay vì những gì được công nhận trong các cuộc tranh luận nội bộ, đồng thời mang lại cho New Delhi cơ hội giữ vai trò lãnh đạo trong các nỗ lực quốc tế hướng tới sự minh bạch và kiềm chế hạt nhân" – Bản nghiên cứu viết.

Bản báo cáo tiếp tục tập trung vào các năng lực phi hạt nhân của Trung Quốc và nhận định rằng, cái gọi là "gần ngang ngửa về số lượng" với lực lượng lục quân Ấn Độ thực chất "không chính xác".

Ngay cả trong trường hợp nổ ra chiến tranh với Ấn Độ thì một bộ phận đáng kể trong lực lượng này của Trung Quốc sẽ không thể tham chiến, do họ còn phải lo đối phó với lực lượng nổi dậy ở Tân Cương và Tây Tạng, cũng như những mối đe dọa khác.

Báo cáo Mỹ hé lộ: QĐ Ấn Độ nắm lợi thế then chốt khiến TQ chỉ gây hấn, không dám chiến tranh - Ảnh 2.

Bản nghiên cứu cho rằng, Su-30MKI của Ấn Độ "vượt trội hơn tất cả" các chiến đấu cơ cùng thế hệ của Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Foxtrotalpha)

Bên cạnh đó, phần đông lực lượng lục quân Trung Quốc bố trí cách xa biên giới Ấn Độ, trong khi phần lớn lực lượng Ấn Độ được triển khai ở tiền tuyến với một nhiệm vụ duy nhất là phòng thủ trước Trung Quốc.

Lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF) cũng có sự chênh lệch quân số với Không quân Ấn Độ (IAF) tại khu vực biên giới. Theo bản báo cáo, riêng Bộ Tư lệnh không quân miền đông Ấn Độ đã có thể triển khai khoảng 101 máy bay chiến đấu để chống lại mình Trung Quốc.

So sánh tiêm kích thế hệ 4 giữa hai phía, bản nghiên cứu cho rằng tiêm kích J-10 của Trung Quốc về mặt kỹ thuật có thể so sánh với chiến đấu cơ Mirage-2000 của Ấn Độ. Nhưng Su-30MKI của Ấn Độ "vượt trội hơn tất cả" các chiến đấu cơ cùng thế hệ của Trung Quốc, trong đó có cả mẫu J-11 và các phiên bản Su-27.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại