Băng tan lộ xác tê giác lông cừu nguyên vẹn đáng kinh ngạc

Hoàng Dung (lược dịch) |

Các nhà khoa học phát hiện xác tê giác lông cừu tuyệt chủng bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Băng tan làm xuất hiện nhiều vật thể bí ẩn khiến các nhà khoa học loay hoay tìm kiếm lời giải thích. Năm 2017, băng tan ở Siberia làm xuất hiện một miệng hố khổng lồ và để lộ ra lối vào thế giới cổ xưa 200.000 năm tuổi.

Miệng hố bị lộ được đặt tên Batagaika, rộng khoảng 1km, sâu 90 mét và đang không ngừng mở rộng từ 9-30 mét mỗi năm. Người dân địa phương gọi nó là 'cửa địa ngục', 'cửa dẫn tới thế giới ngầm' sau khi nghe thấy nhiều âm thanh quái dị phát ra từ nó.

Từ đó đến nay, nhiều lần người ta phát hiện thu thập được những vật thể bí ẩn kỳ lạ, không thể giải thích lộ ra dưới lớp băng tan ở sông băng.

Mới đây, một người đàn ông địa phương tên Alexei Savvin bất ngờ phát hiện xác của một con vật bị phủ đầy bùn đất. Các nhà khoa học sau đó xác định đó là xác của tê giác lông cừu được bảo quản tốt bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia.

Băng tan lộ xác tê giác lông cừu nguyên vẹn đáng kinh ngạc - Ảnh 1.

Băng tan lộ xác tê giác lông cừu nguyên vẹn đáng kinh ngạc

Các nhà khoa học thậm chí đã phục hồi được bữa ăn cuối cùng trước khi con tê giác chết. 

Nhà khoa học Albert Protopopov cho biết: "Ước tính sơ bộ, con tê giác khoảng 3 hoặc 4 tuổi rất có thể nó chết đuối trên sông. Xác con tê giác được bảo quản rất tốt, ngoài ra còn có một phần nội tạng của con vật cũng được bảo quản hoàn hảo. Trong tương lai, chúng tôi có thể nghiên cứu chi tiết hơn về cách các loài đã sống ra sao và thức ăn như thế nào".

Xác con tê giác này còn nguyên vẹn tới 80%. Alexei Savvin phát hiện ra con vật ở gần địa điểm khai quật con tê giác lông cừu con duy nhất trên thế giới có tên là Sasha vào năm 2014. Ước tính tuổi của Sasha vào khoảng 34.000 năm.

Alexei Savvin phát hiện xác tê giác ở quận Abyisky, Yakutia cùng với một chiếc sừng gần đó. Giới tính của con vật vẫn chưa được tiết lộ.

Theo Valery Plotnikov, một nhà nghiên cứu thuộc Học viện khoa học Sakha, ước tính tê giác mới có thể sống trong thời gian cách đây khoảng 20.000 đến 50.000 năm.

Ông nói: "Chúng tôi vẫn chưa thực hiện phân tích carbon phóng xạ. Do vậy vẫn chưa biết cụ thể".

Hiện tại, xác của con tê giác lông cừu đang được cất giữ gần cẩn thận trước khi vận chuyển đến thủ phủ Yakutsk, Yakutia và giới thiệu với cộng đồng khoa học.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại