Nền văn minh nhân loại có lịch sử hàng nghìn năm nhưng vẫn chưa là gì khi so với thời điểm sự sống xuất hiện trên Trái đất. Vài tỷ năm trước, các mảng lục địa của Trái đất tiếp tục trôi dạt, đất liền và đại dương dần dần hình thành, và lớp vỏ tiến hóa thành cao nguyên băng hà.
Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, đời sống con người ngày càng vượt trội, điều kiện ngày càng ưu việt hơn nhưng vẫn không có cách nào tránh khỏi những tổn hại đến giới tự nhiên.
Trong bối cảnh nóng lên toàn cầu, lớp băng vĩnh cửu ở Siberia đã tan chảy. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nó đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhân loại.
Siberia ở Nga là một trong những vùng đồng bằng lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ trung bình là âm 45 độ C, đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận.
(Ảnh: Sohu)
Điển hình trong số đó là các hóa thạch động vật vẫn hoàn toàn đông cứng và ở đó chứa nhiều vi khuẩn cổ đại.
Vào tháng 5 năm 2019, một người đàn ông đã tìm thấy đầu con vật giống sói khi đi dọc theo bờ biển. Sở dĩ hoá thạch này được tìm thấy là bởi băng tan và để lộ ra "dấu ấn" cách đây hàng chục nghìn năm.
Các nhà khoa học đã phân tích rằng đây phải là loài sói tiền sử sống cách đây 40.000 năm. Vì các mặt băng hàng nghìn năm tuổi đã và đang tan chảy nên các hoá thạch động vật sẽ từ từ xuất hiện, đồng thời rất có thể phát tán nhiều mầm bệnh cổ đại. Có thể đây sẽ là một thảm họa cho con người trong tương lai.
Việc phát hiện những hoá thạch này là cơ hội để nghiên cứu sâu hơn về những thay đổi trong quá khứ đồng thời cũng đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho con người.
Việc phát tán các loại vi khuẩn cổ đại này vẫn đang là mối quan tâm của các nhà khoa học. Nếu điều này thành hiện thực, nhân loại sẽ phải thay đổi nhiều hơn nữa để bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai.
Theo Sohu