Vũ trụ đã được mở rộng kể từ vụ nổ Big Bang cách đây 13,8 tỷ năm và trở năng khả năng tăng tốc trở nên nhanh hơn khi phát triển.
Nhưng các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân gây ra sự tăng tốc và lý thuyết dao động của vũ trụ. Rốt cục là do năng lượng tối bí ẩn đối hay thuyết tương đối rộng của Einstein.
Bản đồ thiên hà 3D này có quy mô siêu lớn và ở khoảng cách lớn nhất từ trước đến nay.
Giờ đây, một nghiên cứu mới đã được thực hiện để chứng minh lý thuyết của Einstein vẫn chính xác ở những khoảng cách rộng lớn như vậy.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xây dựng một bản đồ 3D về 3.000 thiên hà ở khoảng cách 13 tỷ năm ánh sáng từ Trái đất, và thấy rằng thuyết tương đối rộng của nhà vật lý thiên tài Einstein vẫn đúng sau hơn 100 năm ra đời.
Kể từ khi phát hiện ra vũ trụ đang mở rộng với tốc độ nhanh vào cuối những năm 1990, các nhà khoa học đã cố gắng để giải thích lý do tại sao.
Tỷ lệ tăng tốc được gọi là hằng số Hubble, các nhà thiên văn đã dành nhiều năm cố gắng để định lượng tốc độ của nó.
Để kiểm tra lý thuyết của Einstein, nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã sử dụng dữ liệu của hơn 3.000 thiên hà xa xôi để phân tích vận tốc và tính co cụm của chúng.
Kết quả cho thấy ngay cả khi ở rất xa vũ trụ, thuyết tương đối rộng của Einstein vẫn rất chính xác.
Điều này có nghĩa là sự mở rộng của vũ trụ có thể được giải thích bởi một hằng số vũ trụ, giống như năng lượng tối đã được đề xuất trong thuyết tương đối rộng của Einstein.
Theo tiến sĩ Teppei Okumura ở Viện vật lý và toán học Kavli, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:
"Chúng tôi đã kiểm tra thuyết tương đối rộng ở phạm vi xa hơn bất cứ ai từng làm. Đây là một vinh dự lớn khi chúng tôi được công bố kết quả này sau 100 năm Einstein đưa ra lý thuyết của ông".
Theo ông Karl Glazebrook, giáo sư Đại học Công nghệ Swinburne tại Úc, người đầu tiên đề xuất cuộc khảo sát cho biết:
"Sau khi bắt đầu dự án này 12 năm trước, thật vinh hạnh cho tôi vì cuối cùng được nhìn thấy kết quả của nó".
Chưa có ai trước đây từng nghiên cứu và phân tích các thiên hà ở cách chúng ta hơn 13 tỷ năm ánh sáng.
Nhưng nhóm nghiên cứu "tâm huyết" này đã phá vỡ rào cản này nhờ sử dụng máy quang phổ FMOS của kính thiên văn Subaru.
Hình ảnh tinh vân Orion được kính thiên văn Subaru chụp được. Thành công của dự án "khủng" này là nhờ vào kính thiên văn Subaru.
Đây là thiết bị có thể phân tích thiên hà trong khoảng cách từ 12,4 đến 14,7 tỷ năm ánh sáng.
Trong tương lai, máy Prime Focus Spectrograph đang được xây dựng thậm chí còn được kỳ vọng là thiết bị sẽ cho phép nghiên cứu các thiên hà ở xa hơn nữa.
Những phát hiện của nghiên cứu mới được công bố trong các ấn phẩm của Hiệp hội Thiên văn học của Nhật Bản.
(Nguồn: Dailymail)