Bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam: Các quốc gia báo cáo gì lên Liên hợp quốc?

Nguyễn Bình |

Trong hơn 10 năm qua, Liên hợp quốc đã nhận được báo cáo về tình hình nhập khẩu vũ khí của nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Xây dựng sự minh bạch và lòng tin giữa các quốc gia

Theo Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc (UN Register of Conventional Arms), sự minh bạch trong việc mua sắm, sản xuất và xuất khẩu vũ khí sẽ giúp xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, đồng thời từ đó có thể xác định xu hướng tích trữ vũ khí quá mức hoặc gây mất ổn định, chạy đua vũ trang, giúp phòng ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh.

Vì thế, kể từ khi thành lập năm 1991, Cơ quan này đã tiếp nhận nhiều báo cáo từ hơn 170 quốc gia thành viên. Theo đó, phần lớn các giao dịch vũ khí đã được đăng ký.

Danh mục các nhóm vũ khí trang bị được phân chia rất rõ và các thành viên LHQ đều phải báo cáo tập chung vào những loại vũ khí lớn, có mức độ sát thương và uy lực lớn, bao gồm:

Nhóm 1 - Xe tăng chiến đấu chủ lực; Nhóm 2 - Xe chiến đấu bọc thép; Nhóm 3 - Pháo cỡ lớn; Nhóm 4 - Máy bay chiến đấu; Nhóm 5 - Trực thăng vũ trang; Nhóm 6 - Tàu chiến; Nhóm 7 - Tên lửa và bệ phóng.

Ngoài ra, các quốc gia cũng có thể báo cáo thêm về việc chuyển giao các loại vũ khí trang bị nhỏ, nhẹ khác phát sinh trong kỳ (năm) báo cáo như súng bộ binh, các vũ khí và trang bị cầm tay khác.

Về cơ bản, đa phần các nước tuân thủ nghiêm yêu cầu báo cáo việc xuất - nhập khẩu vũ khí thường niên của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều quốc gia gửi báo cáo không đầy đủ hoặc thậm chí không báo cáo.

Các quốc gia có thể sử dụng nhiều hệ thống khác nhau để thu thập số liệu vũ khí chuyển giao và hiện vẫn chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là "chuyển giao". Có thể tới đây các cơ quan chuyên trách của LHQ sẽ tiến hành phân định rõ hơn.

Hiện nay số liệu của Cơ quan Đăng ký vũ khí thông thường của LHQ chỉ ghi nhận được báo cáo thường niên của các thành viên của tổ chức này, còn các quốc gia chưa hoặc không là thành viên thì không có nghĩa vụ phải báo cáo.

Bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam: Các quốc gia báo cáo gì lên Liên hợp quốc? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-27. Ảnh: Đoàn Hoài Trung.

Các quốc gia báo cáo LHQ đã bán vũ khí gì cho Việt Nam?

Trong cơ sở dữ liệu trong báo cáo thường niên của các quốc gia thành viên, Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc - UN Register of Conventional Arms đã cập nhật và đăng công khai trên website của mình.

Theo đó, trong vòng hơn 20 năm qua (1992-2015), đã có 6 quốc gia gửi báo cáo lên cơ quan này, liệt kê các loại vũ khí trang bị đã xuất khẩu sang Việt Nam. Cụ thể gồm có: CH Séc, Israel, Rumania, Nga, Slovakia và Ukraine.

Dưới đây là báo cáo cập nhật từ năm 1992 đến năm 2015 về các chủng loại vũ khí và số lượng mà những quốc gia kể trên đã chuyển giao cho Việt Nam được đăng công khai trên trang của Liên hợp quốc (tất cả các vũ khí này đã được truyền thông trong nước đưa tin):

1. Cộng hòa Séc: 5 chiếc tiêm kích bom Su-22UM3 (năm 2005);

2. Israel: 2 xe bọc thép hạng nhẹ RAM (2006);

3. Romania: 4 máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52 (2010);

Bán vũ khí hiện đại cho Việt Nam: Các quốc gia báo cáo gì lên Liên hợp quốc? - Ảnh 2.

Máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-52. ẢNh: QĐND.

4. Nga: 6 máy bay chiến đấu không rõ loại (1995); 2 máy bay chiến đấu không rõ loại (1997); 8 tên lửa và bệ phóng không rõ loại (2000); 4 máy bay chiến đấu và 20 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2004); 16 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2009); 2 máy bay chiến đấu và 32 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2010).

Tiếp đó là 10 máy bay chiến đấu, 2 tàu chiến, 40 tên lửa/bệ phóng đều không rõ loại (2011); 1 tàu chiến và 13 tên lửa/bệ phóng không rõ loại (2012); 4 máy chiến đấu và 2 tàu chiến không rõ loại (2014).

5. Slovakia: 3 xe radar P-18 và P-19 (2014).

6. Ukraine: 14 tên lửa không đối không R-27R1 (1995); 6 tiêm kích huấn luyện MiG-21UM (1996); 4 máy bay huấn luyện phản lực L-39 (2002); 5 tiêm kích bom Su-22 (2006);

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại