Thử tưởng tượng bạn có trong tay một tấm bản đồ và được yêu cầu tính khoảng cách giữa hai nơi bất kỳ ở ngoài đời thực. Với công thức tỉ lệ cùng một vài dụng cụ đơn giản, bạn dễ dàng đưa ra câu trả lời chỉ trong vài phút.
Nhưng nếu ai đó bảo bạn tính chiều dài đường biển của một quốc gia thì sao? Câu chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Điều gì khiến các số liệu này lại chênh lệch nhau như vậy?
Câu trả lời nằm ở một thứ gọi là "Nghịch lý đường biển". Nghịch lý này được phát hiện vào khoảng thế kỷ 5 TCN, khi các thủy thủ thành Athens được giao nhiệm vụ đo chu vi đảo Sardegna (nằm trong Địa Trung Hải) lại mang về những con số không giống nhau.
Mãi đến năm 1951, khi Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha suýt chiến tranh vì mâu thuẫn trong tính toán chiều dài biên giới giữa hai nước, vấn đề này mới được đem ra nghiên cứu nghiêm túc bởi nhà toán học người Anh Lewis Fry Richardson.
Lewis nhận thấy trong khi Tây Ban Nha khẳng định biên giới dài 987km, thì Bồ Đào Nha cho rằng đó là 1.214km.
Cuối cùng, lý do đưa ra nằm ở 3 chữ: đơn vị đo tính toán.
Chân dung nhà toán học Lewis Fry Richardson.
Việc tính toán chính xác chiều dài đường biển hay đường biên giới thường xuyên vấp phải sự bất đồng trong cộng đồng khoa học. Lý do là bởi chúng không đơn giản là đường thẳng.
Bờ biển bao gồm rất nhiều thành phần như bán đảo, vũng vịnh, cửa sông... tạo nên những điểm lồi, lõm trên bản đồ. Càng phóng to bản đồ, các thành phần đó càng hiện ra nhiều hơn, cụ thể hơn.
Cũng giống như mây, núi hay hạt tuyết, những khái niệm địa lý như đường bờ biển, đường biên giới... được gọi là "fractal" (phân dạng) – khái niệm dùng để chỉ những vật thể mà càng nhìn gần, chúng ta càng thấy phức tạp.
Đối với các khái niệm đó, việc tính toán độ dài đòi hỏi phải áp dụng những công thức cực kì trừu tượng.
Fractal – vật thể càng được nhìn gần lại càng hiện ra phức tạp.
Thực tế khi đo đạc qua bản đồ, các nhà khoa học phải quy ước một đơn vị đo nhất định và áp dụng đơn vị đó trong suốt quá trình tính toán. Đo ở đơn vị 1km sẽ cho ra kết quả khác với đo ở 100km.
Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng không kém là tỉ lệ bản đồ. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì càng chi tiết và số liệu càng sát với thực tế.
Nhưng có một điều vô lý, ấy là bản đồ càng rõ nét thì kết quả cho ra càng lớn và dường như tiến dần về vô cực. Điều này đồng nghĩa với mọi khoảng cách trên đời là vô tận - thứ đơn gian là không thể ảy ra.
Như vậy, dù có cố gắng đến đâu, mọi kết quả mà chúng ta thu được đều chỉ mang tính tương đối mà thôi. Sẽ chẳng có một con số chính xác nào khi chúng ta đo lường chiều dài của một quốc gia cả.
Theo Mental Floss, Atlas Obscura