Nhiều khán giả còn tưởng nhầm hôm nay chương trình chuyển chủ đề giám định món ăn. Người chủ của “miếng thịt” chia sẻ, để sở hữu nó anh không ngần ngại bán luôn căn nhà trị giá hơn 1,7 tỷ đồng để mua, vì anh cho rằng đây là hòn đá phi thường.
Nghe vậy, các chuyên gia không thể không yên. Họ nói với anh ta: “Anh quá dũng cảm khi dám bỏ ra một số tiền lớn như thế".
Nhóm tư vấn cũng đưa ra lời khuyên với khán giả rằng sưu tập và mua bán đồ cổ đúng là rất có lãi, đặc biệt là với bảo vật quý hiếm. Nếu tình cờ mua được với giá rẻ rồi bán giá hời thì người sưu tập sẽ kiếm một khoản kha khá. Tuy nhiên, vì khoản lãi khá lớn, ngành công nghiệp đồ cổ đang trở nên hỗn loạn. Đồ cổ giả đã và đang xuất hiện tràn lan trên thị trường. Nếu bạn không có kinh nghiệm trong việc đánh giá đồ cổ thì không nên liều lĩnh sưu tầm chúng, bởi rất có thể bạn sẽ tiền mất tật mang do bị lừa.
Khối đá có hình dáng giống miếng thịt ba chỉ kho tàu. (Ảnh: Sohu)
Sau đó, nhóm chuyên gia tiếp tục thẩm định cục đá hình “miếng thịt ba chỉ kho tàu". Khối đá này có vẻ ngoài thực sự rất giống miếng thịt kho tàu, thậm chí vừa nhìn đã muốn cầm lên cắn thử một miếng.
Nhóm chuyên gia xảy ra tranh cãi. Một nửa trong số họ thì tin khối đá này được hình thành tự nhiên, nửa còn lại thì nghi ngờ nó là hàng nhân tạo vì lớp vỏ bên ngoài có vẻ được đánh bóng cẩn thận.
Thực tế, việc khẳng định khối đá này là hàng tự nhiên cũng có cơ sở nhất định. Nó có những đặc điểm về trọng lượng và kết cấu đúng theo tiểu chuẩn của đá hình thành tự nhiên. Tuy nhiên, ý kiến này lập tức bị phản bác bởi nếu tự nhiên thì cạnh của viên đá không thể sắc bén như thế. Khối đá đã trải qua mưa gió hàng trăm, hàng nghìn năm thì nó phải bị mài mòn ở các cạnh.
Sau nhiều lần thảo luận, các chuyên gia đưa ra kết luận. Khối đá hình thịt ba chỉ này đúng là được hình thành trong tự nhiên, nhưng nó từng được con người xử lý qua. Đó là lý do tại sao các chuyên gia lại tranh cãi về xuất xứ của khối đá như vậy. Hóa ra, nó vốn là sự kết tinh của tự nhiên và nhân tạo. Vậy khối đá quý này sẽ có giá bao nhiêu?
Chuyên gia xác định "miếng thịt ba chỉ" này là đá quý rất hiếm và giá trị cao. (Ảnh: Sohu)
Theo thông lệ của chương trình, sau khi xác định được tính xác thực của khối đá, chuyên gia sẽ đưa ra giá trị của nó. Họ đồng ý khối đá do người đàn ông mang đến rất có giá trị. Dù nó đã trải qua quá trình xử lý nhân tạo nhất định nhưng giá trị không hề bị ảnh hưởng. Họ định giá khối đá 2 triệu NDT (gần 7 tỷ đồng).
Người đàn ông rất vui, vậy là việc bán nhà không phải là lãng phí. Với giá trị của khối đá, anh ta có thể mua thêm nhiều căn nhà khác. Tuy nhiên, chuyên gia lại khuyên anh chàng nên giao khối đá lại cho viện bảo tàng thay vì bán nó cho người khác.
Khối đá mà anh mang tới được gọi là đá thịt lợn. Đây là loại đá thiên nhiên, đa số thuộc đá trầm tích, đá silic hoặc đá biến chất, trong quá trình vận động địa chất tiếp xúc với các khoáng chất khác, bị sắc hóa nên tạo thành hình dạng đặc thù như vậy.
Đá thịt lợn quý giá ở chỗ nó có cả bì. Các loại đá với màu đỏ và trắng đan xen thì rất nhiều, chỉ đá có cả bì mới được gọi là đá thịt lợn. Đá thịt lợn còn được gọi là đá phú quý, với mong muốn sẽ có thịt ăn hàng ngày, cuộc sống sung túc.
Viên đá thịt lợn nổi tiếng nhất thế giới tên là Dongpo nằm ở viện bảo tàng Đài Bắc. Viên đá bắt nguồn từ Nội Mông Cổ, năm Khang Hy thời Thanh được dâng vào trong cung, đến thời kỳ cuối nhà Thanh trở thành đồ vật yêu thích của Từ Hy thái hậu, sau đó lại bị Tưởng Giới Thạch cướp về Đài Loan. Giá trị viên đá của Từ Hy Thái Hậu ước tính 3,8 tỷ đồng Việt Nam.
(Nguồn: Sohu)