Đặt tên con 3 chữ hay 4 chữ thì tốt hơn?
Một cái tên của con có thể là 2 chữ, 3 chữ, 4 chữ, thậm chí là nhiều hơn như 5, 6 chữ. Tuy nhiên, xét về mức độ phổ biến thì những cái tên có 3 hoặc 4 chữ được ưu ái hơn. Những cái tên thông thường gồm họ + tên đệm + tên chính. Những cái tên như Hoàng Hải An, Lưu Châu Anh, Nguyễn Hà Vy... đã trở nên quá quen thuộc.
Tuy nhiên, về sau này, cái tên mà cha mẹ chọn cho con có xu hướng phức tạp hơn, nhiều chữ hơn mang ý nghĩa sâu sắc. Tất cả đều mong thể hiện sự yêu thương, trân trọng của cha mẹ đối với con cái. Những cái tên 4 chữ thường được tạo ra bởi công thức họ bố + họ mẹ + tên đệm + tên chính. Những cái tên này cực kỳ kêu và hay.
Theo một số người quan niệm, những người có tên 4 chữ cũng sẽ có cuộc sống sung túc, đủ đầy. Một số cũng cho rằng tên bé gái 4 chữ thường sẽ tạo ra cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng, bay bổng hơn so với những cái tên 3 chữ. Tên con trai thì cũng có vẻ như mạnh mẽ, đầy đủ hơn.
Nhưng cũng có người cho rằng con trai thì nên đặt 3 chữ, con gái nên đặt 4 chữ. Bởi lẽ, theo phong thủy, số lẻ dược coi là số dương, số chẵn được coi là số âm. Tên con trai đặt số lẻ chữ (thuộc hành dương) thể hiện sức mạnh, quyết đoán của đấng nam nhi chính trực; con gái đặt tên số chẵn chữ (thuộc hành âm), biểu hiện tình cách ôn nhu, dịu dàng, thùy mị.
Ngoài ra, tên 3 chữ sẽ tạo cảm giác ngắn gọn, mạnh mẽ, quyết đoán hơn, phù hợp với con trai. Tên 4 chữ thể hiện sự yểu điệu, mềm mại sẽ phù hợp với con gái hơn.
Tên 3 chữ hay 4 chữ thì ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của bé?
Đặt tên con có 3 chữ
Thời xưa, chữ "Thị" hoặc "Văn" sẽ được thêm vào giữa tên. Tuy nhiên, hiện nay, cách tên này không còn phổ biến nữa. Theo quan niệm, cha mẹ đặt tên con 3 chữ muốn con sẽ thông minh, lanh lợi, gặp được nhiều điều tốt đẹp, có cuộc sống an lành, đạt thành công trên con đường công danh sự nghiệp.
Bên cạnh đó, tên 3 chữ cũng gọn gàng, dễ đọc, dễ thuộc. Khi con viết tên vào bài kiểm tra/cô gọi... đều sẽ trở nên dễ dàng hơn. Đặt tên con có 3 chữ là hoàn toàn phổ biến và được chấp nhận trong văn hóa Việt Nam. Chỉ cần đó không phải là cái tên quá đặc biệt hay quá xấu xí thì đều có thể dùng để đặt tên cho bé.
Đặt tên con có 4 chữ
Nếu như trước đây chỉ có họ bố xuất hiện trong tên con, thì ngày nay những người mẹ cũng muốn lưu dấu ấn về họ của mình trong tên của bé.
Kết cấu tên 4 chữ thường là họ + tên đệm 1 + tên đệm 2 + tên chính. Trong đó, nhiều nhà có thể chọn họ của bố + họ của mẹ + tên đệm + tên chính để đặt tên cho con. Ngoài ra, nhiều người đặt tên đẹp/tên lót của con bằng các từ khác (thường là từ Hán Việt) để gửi gắm một cách cô đọng, hàm súc những mong muốn về tương lai tốt đẹp, thành công của con.
Cách đặt tên này thể hiện đầy đủ và diễn đạt nhiều ý nghĩa, mong đợi gửi gắm vào cái tên nhiều hơn nên được nhiều bố mẹ ưa thích.
Tuy nhiên, tên 4 chữ sẽ có nhược điểm là viết hơi mất thời gian, gặp khó khăn trong quá trình đi học. Tất nhiên, ba mẹ chỉ cần lưu ý một chút là sẽ có cái tên hay cho con.
Đặt tên con 3 chữ hay 4 chữ thì tốt hơn
Việc đặt tên cho con 3 chữ hay 4 chữ tùy thuộc vào sở thích cá nhân và ý nghĩa mà cha mẹ muốn gửi gắm vào tên của con. Ở Việt Nam, cả hai phong cách đều phổ biến. Tên 3 chữ, bao gồm họ, đệm và tên, thường gọn gàng và dễ nhớ, còn tên 4 chữ có thể mang nhiều ý nghĩa, chi tiết hơn và thể hiện được sự sâu sắc trong quan niệm về văn hóa và gia đình.
Tên 3 chữ thường đủ để phản ánh truyền thống, giá trị gia đình hay một lời chúc phúc. Nó đơn giản nhưng không kém phần sâu sắc và thường dễ gọi, dễ nhớ.
Tên 4 chữ, thêm vào đó một chữ đệm hoặc một chữ tên thứ hai, cho phép cha mẹ thể hiện rõ hơn mong muốn hoặc lời cầu chúc cho tương lai của con, cũng như kết nối với ý nghĩa gia đình và tổ tiên.
Cuối cùng, quyết định nên đặt tên 3 chữ hay 4 chữ còn phụ thuộc vào cách tên ấy vang lên cùng họ, và liệu có phản ánh được mong đợi của cha mẹ hay không. Cả hai lựa chọn đều không hề kém cạnh nhau về mặt ý nghĩa, chỉ là vấn đề cá nhân hóa và phù hợp với kỳ vọng của mỗi gia đình.
Như vậy, sau khi đọc thông tin trên, chắc hẳn ba mẹ đã có lựa chọn tốt nhất cho riêng mình.
Những lưu ý nên tránh khi đặt tên con
Khi đặt tên con, nên đảm bảo sự hài hòa về thanh điệu, vần điệu giữa các phần của tên như họ, tên đệm và tên chính để tên bé không bị trúc trắc, khó đọc.
Trước đây, các cụ có quan niệm đặt tên xấu cho dễ nuôi. Tuy nhiên, đây là quan niệm không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Do đó, cha mẹ không nên áp dụng quy tắc này để đặt tên cho con, tránh tình huống trẻ cảm thấy tự ti vì cái tên của mình.
Ngoài ra, cha mẹ nên tránh kiểu đặt tên khó phân biệt nam nữ. Kiểu đặt tên này nghe có vẻ thú vị nhưng có thể gây ra rắc rối cho bé khi làm các loại giấy tờ, dễ bị bạn bè trêu trọc hoặc dễ làm người khác gọi nhầm từ anh thành chị, từ ông thành bà và ngược lại.
Mặc dù việc đặt tên con là gửi gắm mong ước của cha mẹ về việc con có cuộc sống tốt đẹp nhưng nên tránh đặt những tên có ý nghĩa quá cầu toàn như Mỹ Nhân, Kiều Diễm, Bạch Tuyết, Hoa Khôi, Trạng Nguyên... Những tên này không xấu nhưng lại tạo ra cảm giác bố mẹ quá cực đoan, cầu toàn, vô tình tạo áp lực cho đứa trẻ. Đây cũng là cái tên khiến trẻ dễ bị bạn bè trêu trọc.
Những tên trúc trắc về âm đọc, gây khó khăn trong việc phát âm, dễ bị gọi nhầm cũng nên tránh.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.