Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra một hệ sinh thái dưới nước phát tán phấn hoa nhằm thu hút các sinh vật biển khác, điều này hoàn toàn giống với cơ chế của các loại thực vật trên cạn nhằm thu hút các chú ong giúp mình thụ phấn,đã thay đổi tất cả.
Phát hiện bất ngờ về "những chú ong" dưới đáy biển
Loài cỏ Thalassia testudinum. Ảnh internet.
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng việc phán tán phấn hoa như vậy sẽ giúp các loài thực vật này đưa gene của mình phân bố rộng hơn nhờ dòng nước.
Thế nhưng khám phá mới về những "loài ong của biển mang phấn hoa" (pollen-carrying "bees of the sea") đã thay đổi tất cả.
Từ năm 2009 đến 2012, nghiên cứu từ Đại học Tự trị Quốc gia México (National Autonomous University of Mexico) đã nghiên cứu một loài cỏ mọc dưới đáy biển sử dụng cơ chế giống như các loài thực vật trên cạn, đó là loài cỏ Thalassia testudinum.
Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Hydrocharitaceae được mô tả khoa học năm 1805. Chúng thường mọc thành bãi rộng trên các đáy cát hoặc bùn nông ở Biển Caribbe và Vịnh Mexico.
Loài cỏ Thalassia testudinum là thức ăn yêu thích của loài rùa biển. Ảnh Internet.
Bằng việc quay phim lại hoạt động của chúng dưới nước, các nhà sinh vật học phát hiện ra điều vô cùng thú vị khi các sinh vật không xương sống thường xuyên ghé thăm những bông hoa mang phấn hoa, giống như loài ong bị thu hút bởi hoa vậy.
Không những thế, những bông hoa có nhiều phấn hoa sẽ thu hút nhiều sinh vật tới với mình hơn các bông hoa khác có ít phấn hoa hơn.
"Chúng tôi thất những động vật này tới và sau đó chúng mang phấn hoa đi", dẫn đầu nhóm nghiên cứu Brigitta van Tussenbroek nói trên New Scientist.
Xem video:
Đây là một khái niệm hoàn toàn mới đối với các nhà khoa học, họ đã nghĩ ra một cái tên mới để mô tả điều nảy zoobenthophilous pollination (Sự thụ phấn zoobenthophilous).
Hệ sinh thái đáy biển giữa động vật và thực vật
Trước đó, không ai cho rằng các động vật này lại bị thu hút bởi phấn hoa và chưa ai có thể quan sát việc chúng mang phấn hoa đi cho loài cỏ biển.
Tussenbroek cho hay, hoa cái mang phấn hoa sẽ nở trong các bể nước có nhiều loài giáp xác, trong khi ở bể nước không có sinh vật nào, loài hoa này sẽ không nở ra. Điều này cho thấy, chúng thu hút các loại giáp xác một cách có chủ ý.
Những bông hoa sẽ được thụ phấn nhờ các sinh vật giáp xác nhỏ. Ảnh Internet.
Các loại giáp xác nhỏ sẽ giúp loài cỏ biển này phát tán phần hoa đi khắp nơi, từ đó giúp thế hệ sau của chúng có những môi trường sống tốt nhất.
Kelly Darnell tới từ nhóm nghiên cứu The Water Institute of the Gulftold New Scientist cho biết:
"Sự thụ phấn bằng động vật có thể xảy ra ở một cấp độ mới và sự mô tả về sự tương tác thú vị giữa động vật và thực vật như vậy chưa từng xảy ra trước đó".
Từ đó giúp các nhà khoa học có những phương pháp hợp lý và kịp thời nhằm đảm bảo môi trường sinh thái biển và quan hệ tương hỗ giữa động vật và thực vật dưới đáy biển được bền vững.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học journal Nature Communications.
Tham khảo: sciencealert.com